Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Bài 12: Phân bón hóa học thuộc Chương 2: Một số hợp chất thông dụng.
Soạn Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 12
Câu hỏi mở đầu trang 53: Phân bón hoá học là gì? Tại sao cần phân bón hoá học cho cây trồng
Lời giải chi tiết:
- Phân bón hoá học là những loại hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Các loại chủ yếu hiện nay là phân đạm, phân lân, kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.
- Cần bón phân hóa học cho cây trồng vì cây trồng cần các phân bón hóa học chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nhưng đất trồng trọt lại không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Câu hỏi hỏi trang 53:
1. Lý do cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây
2. Kể tên các nguyên tố hóa học mà cây cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
Lời giải chi tiết:
1: Cây trồng cần các nguyên tố để cấu tạo nên tế bào chú điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất và hoạt động sinh lý cho cây giúp cây chống tăng khả năng chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 trong không khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp thụ từ đất. Đất trồng bị giảm dần các chất dinh dưỡng vì vậy cần bón phân hóa học để bổ sung cho đất những nguyên tố đó.
2: Tuỳ theo vai trò và nhu cầu, các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và nhu cầu của cây trồng mà người ta phân chia các nguyên tố thiết yếu thành từng nhóm:
- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều.
- Nhóm trung lượng: Sulfur (S), Calcium (Ca), Magnesium(Mg), Silicon(Si),...
- Nhóm vi lượng: Manganese (Mn), Copper (Cu), Boron (B), Zinc (Zn), Iron (Fe), Molybdenum (Mo), Chlorine (Cl),...
Các thành phần đa, trung, vi lượng mỗi loại có một vai trò nhất định trong sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Vai trò nhóm đa lượng
+ Đạm (N) Cây cần nhiều để tổng hợp các hợp chất hữu cơ trong thân, lá và rễ. Chính N là yếu tố tạo nên sinh khối (làm thân lớn hơn, lá to hơn). Do vậy muốn cây sinh trưởng tốt cần bón N – lá xanh, to, mượt mà – thích hợp cho các loại cây lấy thân, lá.
+ Lân (P) Cây cần trong quá trình phát triển rễ, thân, tạo quả. P làm rễ phát triển nhiều hơn, to hơn, thân phát triển lớn hơn, phân nhiều nhánh và tham gia vào quá sinh tạo hoa quả. Vì vậy P cần cho giai đoạn kích thích rễ, thúc thân to mập, đẻ nhánh và giai đoạn ra hoa.
+ Kali (K) (tồn tại nhiều dạng muối như Potassium Nitrate,Potassium Chloride,…) Rất cần để tạo gỗ cho cây làm cây cứng, chắc. K còn là yếu tố cần thiết để thúc đẩy các quá trình sinh hoá xảy ra trong cây.
- Vai trò nhóm trung lượng
+ Calcium (Ca): Cây rất cần nhưng không nhiều bằng các loại NPK. Ca không trực tiếp vào thân, lá cành, hoa quả nhưng chính Calcium lại làm chất xúc tác cho các quá trình đố.
+ Magnesium Cây cần để giữ lá màu xanh, dày và đều đặn.
- Các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mo, Bo..: Là những loại cây cần một lượng rất ít nhưng phải có. Đa phần với cây ngắn ngày, vi lượng cần cung cấp 2 giai đoạn là lúc cây non đã ổn định và khi chuẩn bị ra hoa.
Câu hỏi số 1 trang 54: Tại sao cần bổ sung các nguyên tố đa lượng như Nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng.
Lời giải chi tiết:
Nhìn chung các nguyên tố đa lượng cung cấp các dưỡng chất để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện. Nhóm này bao gồm các phân đạm (N), lân (P) và Kali (K), là dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu cho cây trồng.
Các loại phân lân thường dùng: phân lân nung chảy có thành phần chính là muối Ca3(PO4)2, không tan trong nước và tan chậm trong đất chua; superphosphate đơn có thành phần chính là hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4, tan ít trong nước; superphosphate kép có thành phần chính là muối Ca(H2PO4)2, tan được trong nước.
Tuỳ loại đất chua ít hay chua nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp: super lân phù hợp cho tất cả các loại đất nhưng hiệu quả trên đất không chua hoặc chua ít (pH = 5,6 – 6,5); phân lân nung chảy thích hợp với đất chua;…
Câu hỏi 2 trang 54:
1. Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK
2. Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp.
3. Hãy cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Lời giải chi tiết:
1. Các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK:
Phân bón | Nguyên tố dinh dưỡng chính |
Phân đạm | N |
Phân lân | P |
Phân kali | K |
Phân NPK | N, P, K |
2. Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc.
Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.
+ Super Lân được sản xuất chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunfuric đặc để khử quặng nên lân này có PH từ 4 – 4,5 gây chua đất. Nên không thích hợp bón cho đất chua, thích hợp bón cho đất hơi chua hoặc trung tính. Nếu bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy).
+ Lân nung chảy có tính kiềm (PH = 8 – 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân.
3. Vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Vai trò dinh dưỡng của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Bất kỳ sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố nào cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
Cụ thể:
Nguyên tố vi lượng | Vai trò |
Sắt (Fe) | + Cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, xúc tiến các hoạt động của nhiều loại men ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa trong cây + Hình thành diệp lục, làm lá cây có màu xanh, cung cấp oxi cho cây trồng. + Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, giúp cho quá trình tổng hợp protein |
Mangan (Mn) | + Góp phần tạo nên enzyme, hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây. + Tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, quá trình hô hấp. + Ảnh hưởng đến sự tổng hợp các chất đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin... + Tăng cường sự chín và sự nảy mầm của hạt + Tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. |
Kẽm (Zn) | + Là nguyên tố đầu tiên cần thiết cho sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng. + Tăng độ trao chất của cây |
Đồng (Cu) | + Cu cần thiết cho sự hình thành Diệp lục + Làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây |
Boron (B) | + Nhu cầu Bo cho từng loại đất là rất khác nhau. + Bo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. + Ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả. + Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây. |
Molypden (Mo) | + Cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrate + Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây. |
Clo (Cl) | + Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng. + Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. + Clo tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước. + Clo tham gia vào quá trình vận chuyển. |
Câu hỏi 1 trang 55:
Thảo luận nhóm và cho biết lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ.Lời giải chi tiết:
Lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ so với phân vô cơ
Các loại phân bón vô cơ chỉ có thể đáp ứng được một vài nguyên tố thiết yếu gồm: đa lượng (N, P, K,…), trung lượng (Ca, Si,…), vi lượng (Cu, Fe, Zn,…)., chúng tồn tại ở dạng các hợp chất vô cơ khiến cây không thể hấp thụ hoặc hấp thụ rất khó, trong khi tiềm ẩn nhiều vấn đề gây ngộ độc hoa màu nếu lạm dụng.
Tuy nhiên, phân bón hữu cơ lại chứa gần như đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho đất, giúp cây hấp thụ tối đa và phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất. Bên cạnh đó, loại phân này có nguồn gốc từ việc phân hủy các chất hữu cơ như: phụ phế phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa của con người, chất thải động vật,… nên tuyệt đối an toàn. Các hợp chất dinh dưỡng của phân bón hữu cơ cũng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng và hoa màu có thể hấp thụ dễ dàng.
Câu hỏi 2 trang 55:
1. Giải thích tại sao cần phải bón phân theo 4 quy tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
2. Hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về tác hại của việc bón phân không đúng cách.
Lời giải chi tiết:
1. Cần phải bón phân thoe 4 qui tắc đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng vơi vì:
Qui tắc 1. Đúng loại
- Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy, cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng và cây được trồng trên loại đất có tính chất ra sao
- Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
Qui tắc 2. Đúng liều
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Khi bón lót trồng mới cho cây cà phê, hồ tiêu, cao su….bà con có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học đa, vi lượng Trường Sinh N-P-K 2,5-1-1 với liều dùng 2-3 kg/gốc….
Qui tắc 3. Đúng lúc
– Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra bông và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra bông và trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
Qui tắc 4. Đúng cách
- Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón đã sử dụng cho cây trồng (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
Khi đã xác định được loại phân, liều lượng sử dụng cho cây trồng thì bà con cũng cần lưu ý đến thời điểm, cách sử dụng cho từng loại phân bón nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất khi sử dụng sản phẩm.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát, khoảng 8–10 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thu tối đa lượng phân được phun…
2. Việc bón phân không hợp lý hay quá mức cần thiết sẽ có những có tác hại như:
- Gây độc hại đối với cây trồng
- Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
- Dư lượng phân bón khoáng chất khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
-/-
Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Hóa học, Sinh học và Vật Lý thuộc chương trinh KHTN 8 nữa nhé!