Phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Xuất bản: 22/01/2024 - Tác giả:

TOP 3+ bài văn phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya (Lê Trí Viễn) để hiểu được cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác ở mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.

Hướng dẫn lập dàn ý và tham khảo TOP 3+ bài văn phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tư liệu tham khảo hữu ích để làm được một bài văn phân tích hay và đầy đủ ý nhất.

Khái quát về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Lê Trí Viễn

- Lê Trí Viễn (1919 - 2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xit trong nghiên cứu và đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Năm 1945 ông thi đỗ triết học chuyển sang dạy ở trường Khải Định (Huế).

- Năm 1946 ông tham gia vào kháng chiến chống Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh (1986), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng (1981), Đến với thơ hay (1977),…

2. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

- Trích trong tập “Đến với thơ hay”, NXB Giáo dục, 1997

- Thuộc thể loại nghị luận văn học

- Bố cục văn bản:

+ Phần 1: Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.

+ Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.

+ Phần 5: Sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

- Giá trị nội dung: Văn bản bàn về cái đẹp, cái hay ẩn sâu bên trong và dụng ý của Bác trong mỗi câu thơ trong bài thơ Cảnh khuya.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí

+ Lập luận chặt chẽ, sắc bén; thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

+ Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,…

Dàn ý chi tiết phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Lê Trí Viễn: giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

- Giới thiệu văn bản "Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya" của Lê Trí Viễn với nội dung chính bàn về vẻ đẹp trong bài thơ "Cảnh khuya" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Thân bài:

a) Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh khuya

- Bức tranh thiên nhiên được vẽ lên trong đêm khuya, lúc vạn vật đã chìm vào giấc ngủ.

- Ánh trăng là nguồn sáng chủ đạo của bức tranh. Trăng là ánh sáng dịu mát, trong sáng, toả ra vầng sáng vàng óng ả.

- Cây cổ thụ sừng sững, vươn cao, đứng hiên ngang trước gió bão

- Dòng suối chảy róc rách, êm đềm, tạo nên âm thanh du dương, êm ái.

=> Bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa ánh trăng, cây cối và dòng suối. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

b) Vẻ đẹp của tâm hồn người thi sĩ

- Tâm hồn người thi sĩ hòa quyện với thiên nhiên, cùng cảm nhận vẻ đẹp của đêm khuya.

- Người thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Tâm hồn người thi sĩ cũng mang đậm chất lạc quan, yêu đời, dù đang ở trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.

c) Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong bài thơ

- Thiên nhiên và con người trong bài thơ được đặt trong mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau.

- Thiên nhiên làm cho tâm hồn con người thêm thư thái, thanh thản.

- Con người lại làm cho thiên nhiên thêm sức sống, thêm thi vị.

d) Giá trị nghệ thuật

- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí.

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén; thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.

- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu,…

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của bài thơ "Cảnh khuya": Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn người thi sĩ. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.

Bài văn phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Lê Trí Viễn (1919 - 2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị. Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc thể loại nghị luận văn học nằm trong tác phẩm Đến với thơ hay (1977) bàn về vẻ đẹp nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc dù đã ra đi nhưng những điều ý nghĩa, tuyệt vời nhất về hình ảnh của Người vẫn còn mãi với con dân đát nước Việt Nam. Trong đó chính là kho tàng thơ ca mà bác đã sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Bài thơ Cảnh Khuya được sáng tác vào năm 1974 là một tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng tình yêu thiên nhiên của Người. Từ đó ta cũng cảm nhận được những đựac sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở đầu chính là cảnh bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc. Chiến khu Việt Bắc – đó là đầu não của cuộc kháng chiến chống xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà Việt Bắc chỉ trang nghiêm và bận rộn. Bức tranh Việt Bắc vào khuya đã được miêu tả hết sức đặc sắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’

Ở đây, Bác đã so sánh tiếng suối ‘’trong như’’ tiếng hát của người con gái. Cảnh khuya thanh vắng vang lên tiếng suối chảy như làm cảnh vật có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh như phá vỡ sự im lặng, làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trong khung cảnh đó, ánh trăng trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn chi mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật như những bông hoa điểm xuyết, tạo nên sự hòa quyện của thiên nhiên Việt Bắc với mặt trăng đêm nay. Cảnh khuya Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống qua tình yêu thiên nhiên, tân hồn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt giữa câu ba và câu bốn. Điều này như làm rõ tâm trạng lúc này của Bác lúc này “chưa ngủ”. Cụm từ “chưa ngủ” ở đây chính là nỗi thao thức, tâm trang đầy sự lo âu. Trái ngược với cảnh khuya êm ả, dịu nhẹ, Hồ Chí Minh lúc này trong lòng tràn đầy nỗi băn khoăn, lo âu về nhân dân, đất nước và độc lập của dân tộc. Qua đây, ta cũng thấy rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước của vị cha kính yêu của đất nước Việt Nam

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Cảnh khuya” đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm. Ở tác phẩm còn có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

-/-

Các em vừa tham khảo mẫu dàn ý và bài văn mẫu phân tích văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya của tác giả Lê Trí Viễn. Hi vọng, bài viết đã giúp các em đã có những ý tưởng hay cho nội dung bài phân tích của mình. Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn để tự rèn luyện kỹ năng làm văn phân tích. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM