Ở nhiệt độ thường, không khí ẩm oxi hoá được hiđroxit nào sau đây?
A. Mg(OH)₂
B. Fe(OH)₂
C. Fe(OH)₃
D. Cu(OH)₂
Đáp án: B. Fe(OH)2
Ở nhiệt độ thường, không khí oxi hoá được Fe(OH)2
Giải thích
Trong điều kiện thích hợp sắt (II) hiđroxit sẽ bị oxi hóa. Chất rắn màu trắng xanh của Sắt II hidroxit (Fe(OH)₂) dần chuyển sang màu đen của Sắt III oxit (Fe₂O₃). Phản ứng diễn ra như sau:
\(O_2 + 4Fe(OH)_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 + 4H_2O\)
Xem thêm: Cho khí H2 dư qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng
Câu hỏi liên quan
1. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ FeO là oxit bazơ?
A. H₂.
B. HCl.
C. HNO₃.
D. H₂SO₄ đặc.
Đáp án: B. HCl
Phản ứng với HCl chứng tỏ FeO là oxit bazơ!
2. Chất có tính oxi hóa nhưng không có tính khử là
A. FeO
B. Fe₂O₃
C. Fe
D. FeCl₂
Đáp án: B. Fe₂O₃
Trong kim loại sắt và các hợp chất của sắt kể trên. Fe₂O₃ là chất có tính oxi hóa nhưng không có tính khử.
Xem thêm: Công thức của sắt(III) hiđroxit là
3. Hai oxit nào sau đây đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al₂O₃ và MgO.
B. ZnO và K₂O.
C. FeO và MgO.
D. Fe₂O₃ và CuO.
Đáp án: D. Fe₂O₃ và CuO.
Hai oxit đều bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao là Fe₂O₃ và CuO
Giải thích
CO khử được các oxit của các kim loại trung bình (từ ZnO trở xuống) ở nhiệt độ cao
Fe₂O₃ + 3CO \(\xrightarrow[]{t^0}\) 2Fe + 3CO₂
CuO + CO \(\xrightarrow[]{t^0}\) Cu + CO₂
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Ở nhiệt độ thường, không khí oxi hoá được hiđroxit nào sau đây và các dạng bài tập liên quan. Ngoài tài liệu giải Hóa 12, các em có thể tham khảo các môn học khác trên Đọc Tài Liệu để ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt!