Hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức tập 1 giúp học sinh nắm được các cách giải bài tập Chương 2: Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng chuẩn bị bài trước khi tới lớp và luyện tập giải toán tại nhà.
Bài tập cuối chương 2
A. Trắc nghiệm
Bài 2.28 trang 47 Toán 8 Tập 1: Đa thức x2–9x+8x2–9x+8 được phân tích thành tích của hai đa thức
A. x – 1 và x + 8;
B. x – 1 và x – 8;
C. x – 2 và x – 4;
D. x – 2 và x + 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có x2–9x+8=(x2–x)–(8x–8)x2–9x+8=(x2–x)–(8x–8)
= x(x – 1) – 8(x – 1) = (x – 1)(x – 8).
Do đó, đa thức x2–9x+8x2–9x+8 được phân tích thành tích của hai đa thức x – 1 và x – 8.
Bài 2.29 trang 47 Toán 8 Tập 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. (A–B)(A+B)=A2+2AB+B2(A–B)(A+B)=A2+2AB+B2;
B. (A+B)(A–B)=A2–2AB+B2(A+B)(A–B)=A2–2AB+B2;
C. (A+B)(A–B)=A2+B2(A+B)(A–B)=A2+B2;
D. (A+B)(A–B)=A2–B2(A+B)(A–B)=A2–B2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ta có (A–B)(A+B)=(A+B)(A–B)=A2–B2(A–B)(A+B)=(A+B)(A–B)=A2–B2.
Bài 2.30 trang 47 Toán 8 Tập 1: Biểu thức 25x2+20xy+4y225x2+20xy+4y2 viết dưới dạng bình phương của một tổng là:
A. [5x+(−2y)]2[5x+(−2y)]2;
B. [2x+(−5y)]2[2x+(−5y)]2;
C. (2x+5y)2(2x+5y)2;
D. (5x+2y)2(5x+2y)2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ta có 25x2+20xy+4y2=(5x)2+2.5x.2y+(2y)225x2+20xy+4y2=(5x)2+2.5x.2y+(2y)2
=(5x+2y)2=(5x+2y)2.
Bài 2.31 trang 47 Toán 8 Tập 1: Rút gọn biểu thức A=(2x+1)3–6x(2x+1)A=(2x+1)3–6x(2x+1) ta được:
A. x3+8x3+8;
B. x3+1x3+1;
C. 8x3+18x3+1;
D. 8x3–18x3–1.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có A=(2x+1)3–6x(2x+1)A=(2x+1)3–6x(2x+1)
=(2x)3+3.(2x)2.1+3.2x.12+13–12x2–6x=(2x)3+3.(2x)2.1+3.2x.12+13–12x2–6x
=8x3+12x2+6x+1–12x2–6x=8x3+1=8x3+12x2+6x+1–12x2–6x=8x3+1.
B. Tự luận
Bài 2.32 trang 47 Toán 8 Tập 1: Tính nhanh giá trị của các biểu thức:
a) x2–4x+4x2–4x+4 tại x = 102;
b) x3+3x2+3x+1tạix=999.
Lời giải:
a) Ta có x2–4x+4=(x–2)2
Thay x = 102 vào biểu thức (x–2)2, ta được:
(102–2)2=1002=10000.
b) Ta có x3+3x2+3x+1=(x+1)3.
Thay x = 999 vào biểu thức (x+1)3, ta được:
(999+1)3=10003=1000000000.
Bài 2.33 trang 47 Toán 8 Tập 1: Rút gọn các biểu thức:
a) (2x–5y)(2x+5y)+(2x+5y)2;
b) (x+2y)(x2–2xy+4y2)+(2x–y)(4x2+2xy+y2).
Lời giải:
a) (2x–5y)(2x+5y)+(2x+5y)2
=4x2–25y2+4x2+20xy+25y2
=8x2+20xy.
b) (x+2y)(x2–2xy+4y2)+(2x–y)(4x2+2xy+y2)
=(x+2y)[x2–x.2y+(2y)2]+(2x–y)[(2x)2+2x.y+y2]
=(x+2y)[x2–x.2y+(2y)2]+(2x–y)[(2x)2+2x.y+y2]
=x3+(2y)3+(2x)3–y3
=x3+8y3+8x3–y3
=9x3+7y3.
Bài 2.34 trang 47 Toán 8 Tập 1: Phân tích các đa thức sau thành thành nhân tử:
a) 6x2–24y2;
b) 64x3–27y3;
c) x4–2x3+x2;
d) (x–y)3+8y3.
Lời giải:
a) 6x2–24y2=6(x2–4y2)=6(x+2y)(x–2y);
b) 64x3–27y3=(4x)3–(3y)3=(4x–3y)[(4x)2+4x.3y+(3y)2]
=(4x–3y)(16x2+12xy+9y2);
c) x4–2x3+x2=x2(x2–2x+1)=x2(x–1)2;
d) (x–y)3+8y3=(x–y)3+(2y)3
=(x–y+2y)[(x–y)2–(x–y).2y+(2y)2]
=(x+y)(x2–2xy+y2–2xy+2y2+4y2)
=(x+y)(x2–4xy+7y2).
Bài 2.35 trang 47 Toán 8 Tập 1: Sử dụng Hình 2.3, bằng cách tính diện tích hình vuông ABCD theo hai cách, hãy giải thích hằng đẳng thức (a+b)2=a2+2ab+b2.
Lời giải:
Cách 1. Tính diện tích hình vuông ABCD có độ dài một cạnh bằng a + b.
Diện tích hình vuông ABCD là: (a+b)2
Cách 2. Tính diện tích hình vuông ABCD bằng tổng diện tích các hình P, Q, R, S.
Diện tích hình vuông P là: a2;
Diện tích hình hình chữ nhật Q là: ab;
Diện tích hình hình chữ nhật R là: ab;
Diện tích hình vuông S là: b2;
Diện tích hình vuông ABCD là: a2+ab+ab+b2=a2+2ab+b2.
Từ hai cách tính diện tích hình vuông ABCD ở trên, ta có: (a+b)2=a2+2ab+b2.
-//-
Hy vọng với nội dung trả lời chi tiết câu hỏi trong Bài tập cuối chương 2 giúp học sinh nắm được nội dung bài học và ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong chương trình học Toán học 8.