Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Hóa học Bài 11: Thang pH thuộc Chủ đề 2: Một số hợp chất vô cơ. Thang pH.
Giải Hóa 8 CTST Bài 11
Mở đầu trang 53: Chúng ta vẫn thường được nghe nói nhiều về tình trạng đất chua ở một số nơi do độ pH thấp, nguồn nước có độ pH thay đổi khiến cho các loài thuỷ sinh chết. pH có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Đo pH bằng cách nào?
Lời giải chi tiết:
pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.
pH được đo bằng giấy chỉ thị hoặc pH kế…
Thảo luận 1 trang 53: So với giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein, khi sử dụng giấy pH ta có thể biết được điều gì khác ngoài việc nhận ra dung dịch có tính acid hoặc base?
Lời giải chi tiết:
So với giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein, khi sử dụng giấy pH ta có thể biết được acid hoặc base có độ mạnh hay yếu.
Thảo luận 2 trang 53: Với khoảng pH nào thì dung dịch có tính acid, tính base?
Lời giải chi tiết:
+ Nếu pH < 7, dung dịch có môi trường acid.
+ Nếu pH = 7, dung dịch có môi trường trung tính.
+ Nếu pH > 7, dung dịch có môi trường base.
Thảo luận 3 trang 54: Nêu hiện tượng quan sát được về sự đổi màu của giấy pH ở Thí nghiệm 1.
Lời giải chi tiết:
Mẩu giấy thứ nhất có màu đỏ, mẩu giấy thứ 2 có màu xanh lam đậm, mẩu giấy thứ 3 có màu trùng với môi trường trung tính pH = 7.
Học sinh tự so màu của mẩu giấy thứ nhất, thứ 2 với thang pH để tìm ra pH tương đương.
Thảo luận 4 trang 54: Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết giá trị pH của các dung dịch ở Thí nghiệm 1.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự so màu của các mẩu giấy với thang pH để tìm ra pH tương đương.
Tham khảo:
+ Mẩu 1: pH = 3;
+ Mẩu 2: pH = 11;
+ Mẩu 3: pH = 7.
Luyện tập trang 54: Hãy dùng giấy pH để xác định pH của nước xà phòng và giấm ăn. Từ đó cho biết chúng có môi trường acid, base hay trung tính.
Lời giải chi tiết:
Nước xà phòng có môi trường base, giấm ăn có môi trường acid.
Thảo luận 5 trang 54: Hãy cho biết giá trị pH của các mẫu thực phẩm ở Thí nghiệm 2.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo:
Mẫu thực phẩm | nước cà chua | nước cốt chanh | nước ngọt | nước khoáng |
---|---|---|---|---|
pH | 4,5 | 3 | 2,5 | 7,5 |
Vận dụng trang 54: Hãy tìm thêm một số ví dụ về loại thực phẩm có giá trị pH < 7 và pH > 7.
Lời giải chi tiết:
- Một số thực phẩm có pH < 7: chuối chín, sữa, nước cam…
- Một số thực phẩm có pH > 7: lòng trắng trứng, đậu nành…
Thảo luận 6 trang 55: Hãy cho biết máu và dịch vị dạ dày có môi trường gì (acid, base hay trung tính).
Lời giải chi tiết:
- pH của máu nằm trong khoảng 7,35 đến 7,45 nên máu có môi trường gần trung tính.
- pH của dịch vị dạ dày < 7 nên dịch vị dạ dày có môi trường acid.
Thảo luận 7 trang 55: Hãy cho biết một số loại cây trồng phù hợp với đất chua, đất kiềm.
Lời giải chi tiết:
- Một số cây trồng phù hợp với đất chua: khoai tây, khoai lang, cây chè …
- Một số cây trồng phù hợp với đất kiềm: xà lách, rau diếp …
Luyện tập trang 55: Hiện tượng mưa có pH thấp được gọi là hiện tượng gì? Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của con người và sinh vật?
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng mưa có pH thấp được gọi là hiện tượng mưa acid.
Mưa acid làm giảm pH của đất và nước, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, thuỷ sản, … làm thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, mưa acid còn phá vỡ các công trình xây dựng, công trình kiến trúc, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường …
Vận dụng trang 55: Nhà nông thường sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất chua? Giải thích.
Lời giải chi tiết:
Nhà nông thường cải tạo đất chua bằng cách bón vôi cho đất để trung hoà acid trong đất.
Ngoài ra sử dụng phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), xây dựng hệ thống tưới tiêu thau chua … cũng góp phần cải tạo đất chua.
-/-
Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Vật lý và Sinh học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!