Trang chủ

Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ

Xuất bản: 10/02/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ được Đọc Tài Liệu biên soạn và tổng hợp, giúp các em học sinh trả lời câu hỏi bài tập trang 167 SGK Ngữ văn 7 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ bao gồm tóm tắt lí thuyết và gợi ý trả lời câu hỏi bài tập luyện tập trang 166, 167 SGK về những lưu ý khi sử dụng từ.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Cùng tham khảo...

Kiến thức lí thuyết cần nhớ

Khi sử dụng từ ta cần phải chú ý:

- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả;

- Sử dụng từ đúng nghĩa;

- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ;

- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp;

- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ chi tiết

I. Sử dụng từ đồng âm, đúng chính tả

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào?

- Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.

- Em bé đã tập tẹ biết nói.

- Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em

Trả lời:

Nhận xét: Hầu hết đều sai phụ âm đầu

- dùi đầu sai chính tả đúng ra là vùi đầu.

-> Sửa lại: Một số người sau một thời gian vùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.

- tập tẹ sai chính tả đúng ra là bập bẹ.

-> Sửa lại: Em bé đã bập bẹ biết nói.

- khoảng khắc sai chính tả đúng ra là khoảnh khắc.

-> Sửa lại: Đó là những khoảnh khắc sung sướng nhất trong đời em

II. Sử dụng từ đúng nghĩa

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy thay bằng từ thích hợp

- Đất nước ta ngày càng sáng sủa.

- Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.

- Con người phải biết lương tâm.

Trả lời:

- Nhận xét: Các từ dùng sai: sáng sủa, cao cả, biết.

- Sửa:

+ Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.

+ Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế.

+ Con người phải lương tâm.

III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng.

- Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.

- Ăn mặc của chị thật là giản dị.

- Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.

- Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.

Trả lời:

- Hào quang là danh từ không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ.

-> Sửa lại: Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng.

- Ăn mặc là động từ không thể dùng như danh từ.

-> Sửa lại: Cách ăn mặc của chị thật là giản dị.

- Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ.

-> Sửa lại: Bọn giặc chết thảm bại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.

- Sự giả tạo phồn vinh phải nói là sự phồn vinh giả tạo mới đúng

-> Sửa lại: Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là phồn vinh giả tạo.

IV. Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy thay bằng từ thích hợp:

- Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta.

- Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên […]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.

(Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

Trả lời:

- Từ lãnh đạo nên thay bằng từ cầm đầu.

Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta.

- Từ chú hổ nên thay bằng từ nó

Sửa: Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với .

V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt

Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt.

Trả lời:

Không nên lạm dụng từ địa phương gây khó hiểu cho người ở vùng khác bởi trong ngữ cảnh không phù hợp sẽ làm cho người nghe, người đọc khó hiểu, không hiểu được. Trong tác phẩm văn học để tạo nên sắc thái cá biệt thì cần phải có chú thích để không gây khó khăn cho người đọc.

Ta cũng không nên lạm dụng từ Hán Việt vì như thế sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

-/-

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ chi tiết đển biết cách vận dụng và hiểu được các chuẩn mực khi sử dụng từ ngữ trong câu mà chúng ta cần lưu ý.

Xem thêm:

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM