Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm giúp chúng ta ôn lại, củng cố kiến thức cần có về một bài văn biểu cảm, cách lập dàn ý... mà ở nội dung soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm các em đã làm quen, dựa vào đó hoàn thiện các bài tập SGK.
Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm
Gợi ý giải các bài tập Ôn tập văn biểu cảm trang 168 SGK Ngữ văn 7 tập 1
1 - Trang 168 SGK
Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Ta có bảng sau:
Văn miêu tả | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó. | Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm. Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được nó thì văn bản biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chính vì vậy, văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2 - Trang 168 SGK
Đọc lại bài Kẹo mầm (Bài 11), hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào.
Trả lời:
Ta có bảng so sánh sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm như sau:
Văn tự sự | Văn biểu cảm |
---|---|
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc. | Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm. Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết. |
Nếu văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện, một sự việc có diễn biến nguyên nhân kết quả thì văn biểu cảm của tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc.
Chính vì vậy, tự sự trong văn biểu cảm thường hồi tưởng những sự việc trong quá khứ những sự việc để lại ấn tượng sâu sắc, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
3 - Trang 168 SGK
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ.
Trả lời:
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho người viết bộc lộ tình cảm. Nếu không có tự sự, miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ không cụ thể bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
Ví dụ: Tất cả những bài ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những bài văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả.
4 - Trang 168 SGK
Cho một đề bài biểu cảm, chẳng hạn: Cảm nghĩ mùa xuân, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?
Trả lời:
Với đề bài văn biểu cảm nêu cảm nghĩ về mùa xuân, ta có thể thực hiện bài làm qua các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Bước 2: Lập ý (xác định biểu hiện những tình cảm gì, đối với nghĩa hợp cảnh gì)
- Bước 3: Lập dàn bài.
- Bước 4: Viết thành bài.
- Bước 5: Đọc lại và sửa chữa.
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài: Dẫn dắt tới đối tượng mà em muốn biểu cảm (mùa xuân)
Ví dụ:
Trong một năm có bốn mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...
2. Thân bài:
- Biểu cảm về mùa xuân:
+ Thiên nhiên:
- Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
- Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
- Nắng xuân hây hẩy, nồng nàn.
- Hoạt động đặc trưng của con người.
+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.
- Kỉ niệm với mùa xuân: kỉ niệm về gia đình (sum vầy bên gia đình,...), kỉ niệm với bạn bè, thầy cô (chuyến dã ngoại, thăm quan...)
3. Kết bài: Nêu cảm xúc của em về mùa xuân
5 - Trang 168 SGK
Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý với ý kiến đó không?
Trả lời:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: chúng đều thể hiện cảm xúc của tác giả ⟹ tính trữ tình.
Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm với gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK, mong rằng các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp ! Chúc các em học tốt !
Xem thêm: