Trang 11 SGK Toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Xuất bản: 09/09/2022 - Cập nhật: 16/09/2022 - Tác giả:

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 11 SGK Toán 10 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết hướng dẫn và đáp án giúp các em học tốt hơn

Bài 1.1 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề?

a) Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới;

b) bạn học trường nào?

c) Không được làm việc riêng trong giờ học;

d) Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang.

Bài giải

Câu là mệnh đề là: a.

a) “Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới” là một mệnh đề.

b) “bạn học trường nào?” không là mệnh đề (là câu hỏi, không có tính đúng sai).

c) “Không được làm việc riêng trong giờ học” không là mệnh đề (là câu cầu khiến không có tính đúng sai).

d) “Tôi sẽ sút bóng trúng xà ngang.” không là mệnh đề (câu không xác định được tính đúng sai).

Bài 1.2 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau:

a) \(\pi  > \dfrac{{10}}{3};\)

b) Phương trình \(3x + 7 = 0\) có nghiệm;

c) Có ít nhất một số cộng với chính nó bằng 0;

d) 2022 là hợp số.

Bài giải

a) Mệnh đề “\(\pi > \dfrac{{10}}{3}\)” sai vì \(\pi  \approx 3,141592654 < \dfrac{{10}}{3} = 3,(3);\)

b) Mệnh đề “Phương trình \(3x + 7 = 0\) có nghiệm” đúng vì \(x = -\dfrac{7}{3}\) là nghiệm của phương trình.

c) Mệnh đề “Có ít nhất một số cộng với chính nó bằng 0” đúng vì 0 + 0 = 0

d) Mệnh đề “2022 là hợp số” đúng vì 2022 = 2.1011 = 3.673.

Bài 1.3 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Cho hai câu sau:

P: “Tam giác ABC là tam giác vuông”;

Q: “Tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại”

Hãy phát biểu mệnh đề tương đương \(P \Leftrightarrow Q\) và xét tính đúng sai của mệnh đề này.

Bài giải

Phát biểu: “Tam giác ABC là tam giác vuông khi và chỉ khi tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại”.

Mệnh đề này đúng.

Thật vậy, giả sử ba góc của tam giác ABC lần lượt là \(x,y,z\;\) (đơn vị \({^o}\)).

Ta có: tam giác ABC có một góc bằng tổng hai góc còn lại.

Không mất tính tổng quát, giả sử: \(x=y+z\)

\(\Leftrightarrow  2x ={180^o} \) (vì \(x + y + z = {180^o}\)).

 \(\Leftrightarrow  x ={90^o}  \)

Vậy tam giác ABC vuông.

Bài 1.4 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề sau và xác định tính đúng sai của mệnh đề này.

P: “Nếu số tự nhiên n có chữ số tận cùng là 5 thì n chia hết cho 5”;

Q: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau”

Bài giải

Mệnh đề đảo của mệnh đề P: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 5 thì n có chữ số tận cùng là 5”;

Mệnh đề này sai vì n còn có thể có chữ số tận cùng là 0. Chẳng hạn n = 10, chia hết cho 5 nhưng chữ số tận cùng bằng 0.

Mệnh đề đảo của mệnh đề Q: “Nếu tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau thì tứ giác ABCD là hình chữ nhật”

Mệnh đề này sai, chẳng hạn tứ giác ABCD (như hình dưới) - là hình thang cân – có hai đường chéo bằng nhau nhưng tứ giác ABCD không là hình chữ nhật

Bai 1.4 trang 11 sgk toan 10 tap 1 Ket noi tri thuc
 

Bài 1.3 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Với hai số thực a và b, xét mệnh đề P: “\({a^2} < {b^2}\)” và Q: “\(0 < a < b\)

a) Hãy phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\);

b) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mệnh đề ở câu a.

c) Xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề ở câu a và câu b.

Bài giải

a) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là: “Nếu \({a^2} < {b^2}\) thì  \(0 < a < b\)

b) Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) là: “Nếu \(0 < a < b\) thì \({a^2} < {b^2}\)

c) Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là: “Nếu \({a^2} < {b^2}\) thì  \(0 < a < b\)” sai,

Chẳng hạn \(a =  2;\;b = -3\) ta có: \({2^2} < {( - 3)^2}\) nhưng không suy ra \(0<2<-3\).

 Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) là: “Nếu \(0 < a < b\) thì \({a^2} < {b^2}\)” đúng.

Bài 1.3 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Xác định tính đúng sai của mệnh đề sau và tìm mệnh đề phủ định của nó.

Q: “\(\exists \;n \in \mathbb{N},n\) chia hết cho \(n + 1\)

Bài giải

Mệnh đề Q: “\(\exists \;n \in \mathbb{N},n\) chia hết cho \(n + 1\)” đúng. Vì \(\exists \;0 \in \mathbb{N},0\; \vdots \;1\).

Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q, kí hiệu \(\overline Q\) là: “\(\forall \;n \in \mathbb{N},n\) không chia hết cho \(n + 1\)

Bài 1.3 trang 11 sgk toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Câu hỏi

Dùng kí hiệu \(\forall ,\exists \) đề viết các mệnh đề sau:

P: “Mọi số tự nhiên đều có bình phương lớn hơn hoặc bằng chính nó”

Q: “Có một số thực cộng với chính nó bằng 0”

Bài giải

P: \(\forall n\in \mathbb{N} ,n^{2}\geq n.\)

Q: \(\exists \;a \in \mathbb R,\;a + a = 0.\)

Bài tiếp theo: Trang 19 SGK Toán 10 tập 1 Kết nối tri thức

Xem thêm:

Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Trang 11 SGK Toán 10 tập 1 Kết nối tri thức được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 10

Hướng dẫn giải Toán 10 Kết nối tri thức bởi Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM