Xương dài ra là do sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng. Xương to ra bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương . Xương dài ra nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh.
Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.
Thông tin bổ sung
Xương dài và to ra nhờ đâu?
Theo đó các chuyên gia y tế của bệnh viện Vinmec, ở giai đoạn nhỏ tuổi phần lớn các xương được cấu tạo bởi chất liệu sụn, cùng với sự phát triển của cơ thể chất liệu sụn này dần biến đổi thành xương thông qua một quá trình được gọi là quá trình cốt hóa.Xương phát triển to ra về chiều ngang là nhờ vào các tế bào màng xương phân chia tạo ra các tế bào mới và đẩy các tế bào cũ vào trong rồi hóa xương.
Xương phát triển dài ra là nhờ vào quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng hay còn được gọi là điểm cốt hóa xương. Đối với các xương dài, điểm cốt hóa nằm ở đầu xương và khi cơ thể trưởng thành sẽ cốt hóa, hòa nhập với thân xương.
Đối với các xương dẹt, xương ngắn sụn tăng trưởng nằm ở phần sụn bao bọc xung quanh.