Châu Á không tiếp giáp với Đại Tây Dương. Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.
- Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương
- Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.
- Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
- Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải
Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km², nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km².
Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. Diện tích châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ châu Á nằm ở Bắc Bán cầu và Bán cầu Đông.
Châu Á tiếp giáp với châu lục là: châu Âu, châu Phi.
- Châu Á tiếp giáp với các châu lục: giáp châu Phi ở phía Tây Nam và giáp Châu Âu ở phía Tây và Tây Bắc.
- Châu Á tiếp giáp với các đại dương: giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc và giáp Thái Bình Dương ở phía Đông.
Quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á được lọt vào danh sách những "con rồng" kinh tế của châu Á là Xingapo (Singapore)
Dân cư Châu Á gồm 3 chủng tộc, đó là: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít, Ô-xtra-lô-ít. Nhưng các chủng tộc chủ yếu ở châu Á là: Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it.
Quốc gia Cô-oét trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú
Giải thích: Cô-oét có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
Khu vực có mật độ dân số thấp nhất châu Á là khu vực Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.
Theo hình ảnh lược đồ mật độ dân số châu Á dưới đây, chúng ta sẽ thấy
Châu Á có diện tích rộng lớn (44 triệu km2) và đông dân cư nhất thế giới (3,35 tỉ người (năm 1995) với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Từ cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước ở châu lục này đã trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước tư bản Âu- Mĩ, .....
Khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo.
Giải thích: Do lãnh thổ rộng trải dài, núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập vào nội địa.