Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới

Xuất bản: 19/08/2020 - Cập nhật: 25/08/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc không được làm.
Giải thích
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Căn cứ vào tính chất của việc thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành những hình thức cụ thể như:
+ Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật sẽ kiềm chế và không được tiến hành về các hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.
+ Thi hành (chấp hành) pháp luật: là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.
+ Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức các chủ thể thực hiện pháp luật sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép. Đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động và tích cực bằng các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật.
+ Áp dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Như vậy có thể thấy các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp được cho phép làm (được làm), có nghĩa vụ làm những việc mà pháp luật quy định phải làm, và không làm những việc mà pháp luật không cho làm.
Pháp luật không quy định về những việc nên làm do thuộc về quyền lựa chọn, ý chí chủ thể. Pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế chứ không mang tính khuyên nhủ răn dạy con người nên làm gì và không nên làm gì.

Hà Anh (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có đặc điểm nào sau đây vào trong các quy phạm pháp luật?

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến vào trong các quy phạm pháp luật.

Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, đó chính là:

Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, đó chính là Ngành luật.

Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng, đó chính là:

Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng, đó chính là Chế định pháp luật.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất xã hội

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ:

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Các quy phạm đạo đức phù họp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật?

Các quy phạm đạo đức phù họp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là biểu hiện đặc trưng Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với

Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa phá luật với

Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa phá luật với đạo đức

đề trắc nghiệm gdcd 12 mới nhất

X