Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5 có đáp án

Xuất bản: 17/04/2019 - Tác giả:

Bộ đề trắc nghiệm sử 9 bài 5 gồm 3 bài tập và 24 câu hỏi có đán án sẽ giúp các em ôn tập để nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học.

Đề trắc nghiệm sử 9 bài 5 có 27 bài tập và câu hỏi được biên soạn bám sát theo nội dung chương trình học. Qua bộ đề này sẽ giúp các em ôn tập để nắm vững các kiến thức quan trọng và nâng cao kỹ năng làm bài thi dạng trắc nghiệm của mình.

* Các bạn ghi lại kết quả của mình ra giấy rồi sau đó so sánh với đáp án ở cuối muỗi phần.

Bài tập trắc nghiệm sử 9 bài 5 có đáp án

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 5

Câu 1. Hãy sử dụng những từ (hoặc cụm từ) dưới đây điền vào chỗ chấm (...) để thấy được những nét khái quát về khu vực Đông Nam Á.

Những năm 50118/8/1967
Thái LanBăng Cốc

Đông Nam Á hiện nay gồm(1)......nước với dân số ước tính khoảng 536 triệu người. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, trừ(2)..........hầu hết các nước đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước đã nổi dậy giành chính quyền như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. Tới giữa (3) ..........của thế kỷ XX, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dân tộc. Ngày (4)........., Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại (5).........với sự tham gia của 5 nước. Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bẩy của ASEAN.

Câu 2. Hoàn thành niên biểu sau để thấy ro sự mở rộng của ASEAN

Thời GianTên nước gia nhập Asean
Ngày 8/8/1967
Bru-nay
Tháng 7/1995
Tháng 7/1997
Cam - pu - chia

Câu 3. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, mục tiêu hoạt động và sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  (ASEAN)

➜ Xem thêm phần hướng dẫn trả lời câu hỏi tại soạn sử 9 bài 5

Đáp án bài tập trắc nghiệm sử 9 bài 5

Câu 1.

(1) 11

(2) Thái Lan

(3) những năm 50

(4) 8/8/1967

(5) Băng Cốc

Câu 2.

Thời GianTên nước gia nhập Asean
Ngày 8/8/1967In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan
Năm 1984Bru-nay
Tháng 7/1995Việt Nam
Tháng 7/1997Lào, Mi-an-ma
Tháng 4/1999Cam - pu - chia

Câu 3.

Gợi ý trả lời

- Hoàn cảnh lịch sử

+ Chủ trương thành lập một tổ chức liên minh nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng từ các nước bên ngoài.

+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập.

- Mục tiêu ASEAN: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Sự phát triển: ASEAN kết nạp các thành viên mới: Bru-nây (1948), Việt Nam (7/1995), Lào và Mi-an-ma (7/1997), Cam-pu-chia (4/1999).

Tham khảo câu trả lời đầu đủ tại câu hỏi thảo luận trang 24 SGK Lịch sử 9

# câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 5 có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm bài 5 sử 9

Câu 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?

a. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.

b. Thuộc địa của Pháp, Nhật.

c. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.

d. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.

Câu 2. Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành chính quyền?

a. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.

b. Việt Nam, Lào.

c. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

d. Việt Nam, Campuchia.

Câu 3. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào?

a. Ổn định.

b. Ngày càng phát triển phồn thịnh.

c. Ngày càng trở nên căng thẳng.

d. ổn định và phát triển.

Câu 4. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi:

a. Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).

b. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

c. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

d. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.

Câu 5. Từ những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại như thế nào?

a. Việt Nam, Lào, Cạm-pu-chia kháng chiến chống Mĩ.

b. Thái Lan, Phi-líp-pin tham gia Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).

c. In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 6. Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

a. Đệ quốc Hà Lan

b. Đế quốc Pháp

c. Đế quốc Mĩ

d. Đế quốc Anh.

Câu 7. Vì sao Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In- đô-nê-xi-a, Mi-an-ma không tham gia "Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á" (SEANTO) ra đời ngày 8/9/1954?

a. Vì SEANTO là công cụ xâm lược do Mĩ lập ra

b. Vì SEANTO chống lại phong trào giải phóng dân tộc.

c. Vì một số nước Đông Nam Á (như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a,...) có chính sách đối ngoại hòa bình trung lập.

d. Vì tất cả lí do nói trên.

Câu 8. Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEANTO (9/1975)?

a. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.

b. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sư tồn tại của SEANTO.

c. SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.

d. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975).

Câu 9. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

a. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

b. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.

c. Sự ra đời của khối ASEAN.

d. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

Câu 10. Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập 107 sự tham gia của 5 nước nào?

a. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan

B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a

D. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a

Câu 11. ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực nào?

a. Kinh tế - chính trị

b. Quân sự - chính trị

c. Kinh tế - quân sự

d. Kinh tế

Câu 12. Tuyên bố Băng Cốc (8/1967) nhằm mục đích gì?

a. Thúc đẩy tăng trường kinh tế, tiến bộ xã hội khu vực Đông Nam Á.

b. Hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á.

c. Nhằm giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.

d. Các lí do trên đều đúng.

Câu 13. Hiệp ước Ba li (2/1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?

a. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

b. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

c. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

d. Hợp tác phát triển có kết quả.

e. Cả bốn nguyên tắc nói trên.

Câu 14. Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?

a. Quan hệ hợp tác song phương.

b. Quan hệ đối thoại.

c. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.

d. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Câu 15. Từ cuối năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước ASEAN ngày càng được cải thiện do:

a. Cam-pu-chia đạt được các giải pháp hòa giải và hòa hợp dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia.

b. Chính sách đối ngoại của Việt Nam là muốn là bạn của tất cả các nước.

c. Cả a, b đều đúng.

d. Cả a b đều sai.

Câu 16. Tháng 10/1991, Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia nhằm :

a. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước trung lập.

b. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước xã hội chủ nghĩa.

c. Xây dựng một nước Cam-pu-chia hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết, phồn vinh và có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.

d. Xây dựng Cam-pu-chia thành một nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 17. Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào?

a. Tháng 7/1994

b. Tháng 7/1005

c. Tháng 4/1994

d. Tháng 8/1995

Câu 18. Thành viên thứ 6 của ASEAN là:

a. Việt Nam

b. Mi-an-ma

c. Lào

d. Bru-nây

Câu 19. Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

a. Lào, Việt Nam

b. Cam-pu-chia, Lào

c. Lào, Mi-an-ma

d. Mi-an-ma,Việt Nam

Câu 20. Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN vào năm nào?

a. Năm 2000

b. Năm 2001

c. Năm 2002

d. Năm 2003

Câu 21. Đất nước có thu nhập bình quân quốc dân lớn nhất khu vực Đông Nam Á là:

a. Xin-ga-po

b. Bru-nây

c. Thái Lan

d. Phi-líp-pin

Câu 22. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?.

a. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.

b. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

c. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.

d. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 23. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành:

a. Một khu vực phồn thịnh.

b. Một khu vực ổn định và phát triển.

c. Một khu vực mậu dịch tự do.

d. Một khu vực hòa bình.

Câu 24. Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?

a. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

b. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.

c. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

d. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm bài 5 sử 9

Câu 1DCâu 2C
Câu 3CCâu 4C
Câu 5DCâu 6C
Câu 7DCâu 8D
Câu 9ACâu 10A
Câu 11ACâu 12D
Câu 13ECâu 14D
Câu 15CCâu 16C
Câu 17DCâu 18D
Câu 19DCâu 20A
Câu 21ACâu 22B
Câu 23BCâu 24C

Tham khảo thêm bộ đề và đáp án trắc nghiệm sử 9 bài 4

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM