Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Xuất bản: 20/05/2020 - Tác giả:

Trả lời câu 3 trang 14 SGK lịch sử lớp 12 nội dung: Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Hướng dẫn trả lời câu 3 trang 14 SGK Lịch sử lớp 12 nội dung chính: Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX được Đọc tài liệu biên soạn dưới đây, giúp các em học sinh soạn sử 12 bài 2 tốt nhất trước khi lên lớp.

Trả lời câu 3 trang 14 sgk lịch sử lớp 12

Câu hỏi

Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào sgk trang 13 để trả lời.

Đáp án tham khảo

* Sự ra đời:

- Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức.

- Mục tiêu:

+ Tăng cường sự hợp tác  giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.

+ Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

+ Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân

* Vai trò của SEV:

- Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.

- Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.

Chú ý: phân biệt sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Bổ sung kiến thức

Thông tin về SEV

Biểu tượng của SEV

Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV; tiếng Anh: Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA), còn gọi là tổ chức hợp tác kinh tế của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 1949–1991.

Các quốc gia thành viên

Dưới đây là danh sách các quốc gia thành viên, và năm quốc gia đó gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế:

  1. Bulgaria – tháng 1/1949.
  2. Tiệp Khắc – tháng 1/1949.
  3. Hungary – tháng 1/1949.
  4. Ba Lan – tháng 1/1949.
  5. România – tháng 1/1949.
  6. Liên Xô – tháng 1/1949.
  7. Albania - tháng 2/1949.
  8. Cộng hòa Dân chủ Đức – 1950.
  9. Mông Cổ - 1962.
  10. Cuba – 1972.
  11. Việt Nam – 1978.

Ngoài ra còn một số quan sát viên.

  1. Algerie.
  2. Lào.
  3. Triều Tiên.
  4. Ethiopia.

SEV ký hiệp định với 1 số nước như:

  1. Nam Tư.
  2. México.
  3. Phần Lan.
  4. Nicaragoa.
  5. Trung Quốc.
  6. Iraq.
  7. Angola.
  8. Mozambique.
  9. Afghanistan.
  10. Nam Yemen.

Hoạt động của SEV

Sau khi thành lập hội đồng không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế bằng cách phối hợp giữa các nước theo Xã hội chủ nghĩa. Trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, như phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hàng hóa, phát triển công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải và hợp tác khoa học kỹ thuật.

Tuy thế trong hoạt động của mình, SEV cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm như khép kín cửa và không hòa nhập vào được nền kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hoá cao độ, nặng về hàng hoá trao đổi mang tính bao cấp, nền kinh tế chỉ huy...

Trước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) không còn thích hợp nữa. Do đó hội nghị đại biểu các nước thành viên diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 quyết định chấm dứt mọi hoạt động.

Các câu hỏi liên quan tới SEV

1. Mục đích của việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là gì ?

A. Tạo các mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa các nước Đông Âu với nhau.

B. Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn về kinh tế văn hóa và khoa học-kỹ thuật giữa Liên – Xô với các nước Đông Âu và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

C. Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

D. Tất cả các mục đích trên.

Trả lời:

Đáp án đúng: B

2. Cho biết sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức hiệp ước Vácsava.

Trả lời:

Hội đồng tương trợ kinh tếTổ chức Hiệp ước Vácsava
Sự thành lập-Sau năm 1945, hệ thống xã hội Chủ nghĩa hình thành và phát triển...Do đó quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước đã xuất hiện và phát triển. - Ngày 8 - 1 - 1949, thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Rumani và Anbani. Sau đó có thêm các nước: CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam.- Mục tiêu của khối SEV là củng cố,hoàn thiện, sự hợp tác giữa các nước XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của các nước thành viên.- Vào năm 1955, thì khối NATO đã phê chuẩn hiệp ước Pari (1954) nhằm tái vũ trang cho Tây Đức, đưa Tây Đức gia nhập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô, chống CHDC Đức. Việc làm này đã làm chO hOà bình và an ninh châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng. - Thành lập ngày 14 - 5 - 1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani. - Mục tiêu : Giữ gìn hoà bình an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, duy trì hoà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước chủ nghĩa xã hội.
Tính chấtTổ chức tương trợ kinh tếLiên minh phòng thủ quân sự, chính trị.
Vai trò, tác dụng+ Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã có những giúp đỡ to lớn đối với sự phát triển của các nước thành viên. + Trong những năm 1951 - 1973, tỉ trọng của SEV trong sản xuất công nghiệp thế giới tăng từ 18% đến 33%, tốc độc tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm khoảng 10%, thu nhập quốc dân của các nước thành viên SEV năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1957.+ Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu. + Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn đế quốc. + Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc.
Hạn chế- Thiếu sót là khép kín cửa, không hoà nhập với nền kinh tế thế giới, còn nặng về trao đổi hàng hoá mang tính bao cấp. - Giải thể ngày 28 - 6 - 1991.- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. - Giải thể ngày 1 - 7 - 1991.

3. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể vào năm nào?

Trả lời:

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể vào năm 1991.

Giải thích:

Trước sự sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và trước biến đổi về tình hình thế giới, sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) không còn thích hợp nữa. Do đó hội nghị đại biểu các nước thành viên diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1991 quyết định chấm dứt mọi hoạt động.

4. Việt Nam tham gia hội đồng tương trợ kinh tế vào năm nào?

Trả lời:

Việt Nam tham gia hội đồng tương trợ kinh tế vào năm 1978.

5. Mục đích nào dưới đây không nằm trong việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa?

A. Cần có sự hợp tác nhiều bên.

B. Chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu.

C. Tăng thêm sức mạnh trong việc đôi phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây.

D. Sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất giữa các nước Xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao năng suất lao động và xoá bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ.

Trả lời:

Đáp án đúng: B

(Các em học sinh dựa vào các mục đích thành lập của SEV để loại trừ và chọn đáp án phù hợp cho câu hỏi.)

6. Ngày 08/01/1949 là ngày gì?

Trả lời:

Ngày 08/01/1949 là ngày Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế - viết tắt là SEV.

7. Hội đồng tương trợ kinh tế viết tắt là gì?

Trả lời:

Hội đồng Tương trợ Kinh tế (tiếng Nga: Совет экономической взаимопомощи Sovyet Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV; tiếng Anh: Council of Mutual Economic Assistance, COMECON hoặc CMEA).

***

Trên đây là câu hỏi và hướng dẫn soạn sử 12 bài 2 câu hỏi3 trang 14 SGK lịch sử lớp 12 với nội dung Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM