Trả lời câu hỏi C1 đến C9 trong bài 11 SGK Vật lý 11

Xuất bản: 26/08/2018 - Cập nhật: 18/09/2018 - Tác giả:

Chi tiết đáp án các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9 trang 59, 60, 61 sách giáo khoa Vật lý lớp 11 tiết học về phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch

Câu C1 trang 59 SGK:

a) Hãy cho biết cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp có đặc điểm gì?

b) Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở R₁,R₂ và R₃ mắc nối tiếp.

c) Hiệu điện thế U₁,U₂, U₃ giữa hai đầu các điện trở R₁,R₂, R₃ mắc nối tiếp có quan hệ như thế nào?

Trả lời:

a) Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp luôn bằng nhau.

b) Điện trở tương đương của đoạn mạch:

Rtđ = R₁ + R₂ + R₃   (11.1)

c) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế thành phần. Thật vậy, nếu hai vế của (11.1) với cường độ dòng điện ta được:

U = U₁ + U₂ + U₃

Câu C2 trang 59 SGK:

a) Hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R₁, R₂, R₃ mắc song song có đặc điểm gì ?

b) Cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính và I₁, I₂, I₃ chạy qua các mạch rẽ của một đoạn mạch gồm các điện trở R₁,R₂, R₃ mắc song song có mối quan hệ như thế nào?

c) Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở R₁, R₂, R₃ mắc song song.

Trả lời:

a) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở đều bằng nhau U = U₁ = U₂ = U₃

b) Cường độ dòng điện mạch chính I bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I = I₁ +I₂ + I₃          (11.2)

c) Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở và đưa vào biểu thức (11.2) ta có:

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở

Suy ra điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng biểu thức sau :

điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Câu C3 trang 60 SGK​​​​​​​: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.1, trong đó nguồn điện có suất điện động ε = 6V và có điện trở trong r = 2Ω, các điện trở R₁ = 5Ω, R₂ = 10Ω và R₃ = 3Ω.

Câu C3 trang 61 SGK vật lý 11 1

a) Phân tích và cho biết các điện trở mạch ngoài của mạch điện có sơ đồ như hình 11.1 được mắc với nhau như thế nào? Từ đó nêu cách tìm điện trở tương đương của mạch ngoài này.

b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn và hiệu điện thế mạch ngoài U.

c) Tính hiệu điện thế U₁ giữa hai đầu điện trở R₁

Trả lời:

Các điện trở hình 11.1 được mắc nối tiếp với nhau nên điện trở tương đương của mạch ngoài là:RN = R₁ + R₂ + R₃

a) Điện trở R của mạch ngoài: => RN = 18 Ω

b) Cường độ dòng điện I chạy qua nguồn :

Câu C3 trang 61 SGK vật lý 11 2

Hiệu điện thế mạch ngoài U: U = RN.I = 18.0,3 = 5,4V

c) Hiệu điện thế U₁ giữa hai đầu điện trở R1:

U₁ = R₁.I = 5.0,3 = 1,5 V

Câu C4 trang 60 SGK​​​​​​​: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.2, trong đó nguồn điện có suất đện động ε = 12,5V và có điện trở trong r = 0,4Ω ; bóng đèn Đ₁ có ghi số 12V-6W; bóng đèn Đ₂ loại 6V-4,5W; Rb là một biến trở .

Hãy nhận dạng các đèn Đ₁,Đ₂ và biến trở Rb của mạch điện có sơ đồ như hình 11.2 được mắc với nhau như thế nào?

Trả lời:

Ta thấy hình 11.2:

Câu C4 trang 61 SGK vật lý 11

[(Rb nối tiếp với Đ₂) song song với Đ₁].

Câu C5 trang 61 SGK​​​​​​​: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.2, trong đó nguồn điện có suất đện động ε = 12,5V và có điện trở trong r = 0,4Ω ; bóng đèn Đ₁ có ghi số 12V-6W; bóng đèn Đ₂ loại 6V-4,5W; Rb là một biến trở .

Tính cường độ định mức I₁,I2 của dòng điện chạy qua mỗi đèn khi các đèn sáng bình thường .

Trả lời:

Cường độ định mức I₁,I₂ của dòng điện chạy qua mỗi đèn khi các đèn sáng bình thường:

Câu C5 trang 61 SGK vật lý 11

Câu C6 trang 61 SGK​​​​​​​: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.2, trong đó nguồn điện có suất đện động ε = 12,5V và có điện trở trong r = 0,4Ω ; bóng đèn Đ1₁ có ghi số 12V-6W; bóng đèn Đ₂ loại 6V-4,5W; Rb

là một biến trở .

Tính điện trở R₁ và R₂ tương ứng của các đèn khi sáng bình thường .

Trả lời:

Điện trở R₁ và R₂ tương ứng của các đèn khi sáng bình thường:

Điện trở R₁ và R₂

Câu C7 trang 61 SGK​​​​​​​: Một mạch điện có sơ đồ hình 11.2, trong đó nguồn điện có suất đện động ε = 12,5V và có điện trở trong r = 0,4Ω ; bóng đèn Đ₁ có ghi số 12V-6W; bóng đèn Đ₂ loại 6V-4,5W; Rb là một biến trở .

Viết công thức tính công suất Png và hiệu suất H của nguồn điện

Trả lời:

Ta có công thức tính công suất Png và hiệu suất H của nguồn điện như sau:

Câu C7 trang 61 SGK vật lý 11

Trong đó:

I = I₁ + I₂ = 0,5+0,75 = 1,25 A cường độ dòng điện chạy qua mạch chính U= U₁ = 12V

=> Png = ε . I = 12,5 . 1,25 = 15,625

H = 12/12,5 = 0,96 hay 96%

Câu C8 trang 61 SGK​​​​​​​: Có tám nguồn điện cùng lại với cùng suất điện động ε =11,5V và điện trở trong r = 1Ω. Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V-6W . Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.

Tính suất điện động εb và rb của bộ nguồn như đề bài đã cho?

Trả lời:

Suất điện động εb và rb của bộ nguồn.

εb = m. ε và rb = m.r/n

Trong đó : m = 4; n = 2

=> εb = 4.ε = 4.1,5 = 6V

Và rb = 4.r/2 = 2Ω

Câu C9 trang 61 SGK​​​​​​​: Có tám nguồn điện cùng lại với cùng suất điện động ε = 11,5V và điện trở trong r = 1Ω. Mắc các nguồn này thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V-6W . Coi rằng bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.

Viết công thức tính Pb'; của bộ nguồn, Pi của mỗi nguồn và hiệu điện thế Ui giữa hai cực của mỗi nguồn đó.

Trả lời:

Câu C9 trang 61 SGK vật lý 11

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM