Bài 1 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Tìm những số vô tỉ trong các số sau đây:
-6,123(456);\( - \sqrt 4 ;\sqrt {\frac{4}{9}} ;\sqrt {11}; \sqrt{15}\)
Bài giải
Vì \(-6,123(456)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên không là số vô tỉ
\( - \sqrt 4 = - 2\) không là số vô tỉ
\(\sqrt {\frac{4}{9}} = \frac{2}{3}\) không là số vô tỉ
\(\sqrt {11} \) là số vô tỉ vì không thể viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0)\)
\(\sqrt {15} \) là số vô tỉ vì không thể viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}(a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0)\)
Vậy trong các số trên có \(\sqrt {11};\sqrt {15} \) là số vô tỉ
Chú ý:
Căn bậc hai của một số nguyên tố luôn là số vô tỉ
Bài 2 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
So sánh:
a) 4,9(18) và 4,928…;
b) -4,315 và -4,318..;
c) \(\sqrt 3\) và \(\sqrt {\frac{7}{2}} \)
Bài giải
a) \(4,9(18) = 4,91818…< 4,928…\) (vì chữ số hàng phần trăm của 4,91818 là 1 nhỏ hơn chữ số hàng phần trăm của 4,928 là 2)
Vậy \(4,9(18) < 4,928\)
b) Vì \(4,315 < 4,318\)… nên \(-4,315 > -4,318\)…
c) Vì \(3 < \frac{7}{2}\) nên \(\sqrt 3 < \sqrt {\frac{7}{2}}\)
Bài 3 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
a) Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:
\(6;\sqrt {35} ;\sqrt {47} ; - 1,7; - \sqrt 3 ;0\)
b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần:
\( - \sqrt {2,3} ;\sqrt {5\frac{1}{6}} ;0;\sqrt {5,3} ; - \sqrt {2\frac{1}{3}} ; - 1,5\)
Bài giải
a) Ta có:
\(6 = \sqrt {36} ; - 1,7 = - \sqrt {2,89} \)
Vì 0 < 2,89 < 3 nên 0> \( - \sqrt {2,89} > - \sqrt 3 \) hay 0 > -1,7 > \( - \sqrt 3 \)
Vì 0 < 35 < 36 < 47 nên \(0 < \sqrt {35} < \sqrt {36} < \sqrt {47} \) hay 0 < \(\sqrt {35} < 6 < \sqrt {47} \)
Vậy các số theo thứ tự tăng dần là: \( - \sqrt 3 ; - 1,7;0;\sqrt {35} ;6;\sqrt {47} \)
b) Ta có:
\(\sqrt {5\frac{1}{6}} = \sqrt {5,1(6)} ; - \sqrt {2\frac{1}{3}} = - \sqrt {2,(3)} \); -1,5 = \( - \sqrt {2,25} \)
Vì 0 < 2,25 < 2,3 < 2,(3) nên 0> \( - \sqrt {2,25} > - \sqrt {2,3} > - \sqrt {2,(3)} \) hay 0 > -1,5 > \( - \sqrt {2,3} > - \sqrt {2\frac{1}{3}} \)
Vì 5,3 > 5,1(6) > 0 nên \(\sqrt {5,3} > \sqrt {5,1(6)} \)> 0 hay \(\sqrt {5,3} > \sqrt {5\frac{1}{6}} > 0\)
Vậy các số theo thứ tự giảm dần là: \(\sqrt {5,3} ;\sqrt {5\frac{1}{6}} ;0\); -1,5; \( - \sqrt {2,3} ; - \sqrt {2\frac{1}{3}} \)
Bài 4 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Tính:
\(\begin{array}{l}a)2.\sqrt 6 .( - \sqrt 6 );\\b)\sqrt {1,44} - 2.{(\sqrt {0,6} )^2};\\c)0,1.{(\sqrt 7 )^2} + \sqrt {1,69} ;\\d)( - 0,1).{(\sqrt {120} )^2} - \frac{1}{4}.{(\sqrt {20} )^2}\end{array}\)
Bài giải
\(\begin{array}{l}a)2.\sqrt 6 .( - \sqrt 6 )\\ = - 2.\sqrt 6 .\sqrt 6 \\ = - 2.{(\sqrt 6 )^2}\\ = - 2.6\\ = - 12\\b)\sqrt {1,44} - 2.{(\sqrt {0,6} )^2}\\ = 1,2 - 2.0,6\\ = 1,2 - 1,2\\ = 0\\c)0,1.{(\sqrt 7 )^2} + \sqrt {1,69} \\ = 0,1.7 + 1,3 \\= 0,7 + 1,3 \\= 2\\d)( - 0,1).{(\sqrt {120} )^2} - \frac{1}{4}.{(\sqrt {20} )^2} \\= ( - 0,1).120 - \frac{1}{4}.20\\ = - 12 - 5\\ = - (12 + 5)\\ = - 17\end{array}\)
Bài 5 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Tìm số x không âm, biết:
\(\begin{array}{l}a)\sqrt x - 16 = 0;\\b)2\sqrt x = 1,5;\\c)\sqrt {x + 4} - 0,6 = 2,4\end{array}\)
Bài giải
\(\begin{array}{l}a)\sqrt x - 16 = 0\\\sqrt x = 16\\x = {16^2}\\x = 256\end{array}\)
Vậy \( x = 256\)
\(\begin{array}{l}b)2\sqrt x = 1,5\\\sqrt x = 1,5:2\\\sqrt x = 0.75\\x = {(0,75)^2}\\x = 0,5625\end{array}\)
Vậy \(x = 0,5625\)
\(\begin{array}{l}c)\sqrt {x + 4} - 0,6 = 2,4\\\sqrt {x + 4} = 2,4 + 0,6\\\sqrt {x + 4} = 3\\x + 4 = 9\\x = 5\end{array}\)
Vậy \(x = 5\)
Bài 6 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Tìm số x trong các tỉ lệ thức sau:
\(\begin{array}{l}a)\frac{x}{{ - 3}} = \frac{7}{{0,75}};\\b) - 0,52:x = \sqrt {1,96} :( - 1,5);\\c)x:\sqrt 5 = \sqrt 5 :x\end{array}\)
Bài giải
\(\begin{array}{l}a)\frac{x}{{ - 3}} = \frac{7}{{0,75}}\\ \Rightarrow x.0,75 = ( - 3).7\\ \Rightarrow x = \frac{{( - 3).7}}{{0,75}} = - 28\end{array}\)
Vậy x = 28
\(\begin{array}{l}b) - 0,52:x = \sqrt {1,96} :( - 1,5)\\ - 0,52:x = 1,3:( - 1,5)\\ - 0,52:x = - 1,95\\x = ( - 0,52):( - 1,95)\\x = \frac{4}{{15}}\end{array}\)
Vậy x = \(\frac{4}{{15}}\)
\(\begin{array}{l}c)x:\sqrt 5 = \sqrt 5 :x\\ \Leftrightarrow \frac{x}{{\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{x}\\ \Rightarrow x.x = \sqrt 5 .\sqrt 5 \\ \Leftrightarrow {x^2} = 5\\ \Leftrightarrow \left[ {_{x = - \sqrt 5 }^{x = \sqrt 5 }} \right.\end{array}\)
Vậy x \( \in \{ \sqrt 5 ; - \sqrt 5 \} \)
Chú ý:
Nếu \({x^2} = a(a > 0)\) thì x = \(\sqrt a \) hoặc x = -\(\sqrt a \)
Bài 7 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Cho \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d}\)với \(b – d \ne 0; b + 2d \ne 0\). Chứng tỏ rằng:
\(\frac{{a - c}}{{b - d}} = \frac{{a + 2c}}{{b + 2d}}\)
Bài giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a - c}}{{b - d}}\); \(\frac{a}{b} = \frac{c}{d} = \frac{{a + 2c}}{{b + 2d}}\) Như vậy, \(\frac{{a - c}}{{b - d}} = \frac{{a + 2c}}{{b + 2d}}\) (đpcm)
Bài 8 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Tìm ba số x,y,z biết: \(\frac{x}{5} = \frac{y}{7} = \frac{z}{9}\) và \( x – y + z = \frac{7}{3}\)
Bài giải
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{x}{5} = \frac{y}{7} = \frac{z}{9} = \frac{{x - y + z}}{{5 - 7 + 9}} = \frac{{\frac{7}{3}}}{7} = \frac{7}{3}.\frac{1}{7} = \frac{1}{3}\\ \Rightarrow x = 5.\frac{1}{3} = \frac{5}{3};\\y = 7.\frac{1}{3} = \frac{7}{3}\\z = 9.\frac{1}{3} = \frac{9}{3} = 3\end{array}\)
Vậy \(x = \frac{5}{3};y = \frac{7}{3};z = 3\)
Bài 9 trang 69 Toán 7 Cánh Diều tập 1
Câu hỏi
Lớp 7A có 45 học sinh. Trong đợt sơ kết Học kì I, số học sinh ở các mức Tốt, Khá, Đạt tỉ lệ với ba số 3;4;2. Tính số học sinh ở mỗi mức, biết trong lớp không có học sinh nào ở mức Chưa đạt.
Bài giải
Gọi số học sinh ở các mức Tốt, Khá, Đạt là x,y,z \((x,y,z \in \mathbb{N})\)
Vì lớp 7A có 45 học sinh và không có học sinh nào ở mức Chưa đạt nên \(x+y+z =45\)
Vì số học sinh ở các mức Tốt, Khá, Đạt tỉ lệ với ba số 3;4;2 nên \(\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{2}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{x}{3} = \frac{y}{4} = \frac{z}{2} = \frac{{x + y + z}}{{3 + 4 + 2}} = \frac{{45}}{9} = 5\\ \Rightarrow x = 3.5 = 15\\y = 4.5 = 20\\z = 2.5 = 10\end{array}\)
Vậy số học sinh ở các mức Tốt, Khá, Đạt lần lượt là: 15 bạn, 20 bạn và 10 bạn.
Bài tiếp theo: Toán 7 Cánh Diều trang 70
Xem thêm:
- Toán 7 cánh diều trang 35
- Toán 7 cánh diều trang 42
- Toán 7 cánh diều trang 47
- Toán 7 cánh diều trang 51
- Toán 7 cánh diều trang 54
- Toán 7 cánh diều trang 58
- Toán 7 Cánh Diều trang 63
- Toán 7 Cánh Diều trang 68
Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều trang 69 được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 7
Hướng dẫn giải Toán 7 Cánh Diều bởi Đọc Tài Liệu