Soạn bài Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan

Xuất bản: 30/07/2019 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Tài liệu soạn bài Qua đèo Ngang ngắn gọn nhất giúp em nắm vững kiến thức và trả lời các câu hỏi bài tập trang 103 SGK Ngữ văn 7 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan được Đọc Tài Liệu biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức trong bài và hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 1.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài thơ này.

      Cùng tham khảo...

soạn bài Qua đèo ngang

Hướng dẫn soạn bài Qua Đèo Ngang chi tiết nhất

Cùng Đọc tài liệu tham khảo nội dung gợi ý trả lời chi tiết các câu hỏi trang 103, 104 SGK Ngữ văn 7 tập 1:

Đọc - hiểu văn bản

1 - Trang 103 SGK

Căn cứ vào lời giới thiệu về thể thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.

Trả lời:

Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn (1, 2, 4, 6 và 8).

- Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.

2 - Trang 103 SGK

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Trả lời:

Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều). Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Đó chính là thời điểm dễ gợi nỗi buồn cho lòng người. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Lặng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.

3 - Trang 103 SGK

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

Trả lời:

Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mây túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều (người đốn củi). Nhà thơ khéo dùng các từ láy lom khom, lác đác, các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia đặc biệt gợi hình và gợi cảm, càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

4 - Trang 103 SGK

Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời:

Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thể hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ của tác giả.

5 - Trang 103 SGK

Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

 Trả lời:

- Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:

+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

- Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ "Một mảnh tìn riêng ta với ta". Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.

6 - Trang 104 SGK

Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

Trả lời:

Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là thể hiện một tương quan đối lập: trời, non, nước càng bao la, cao rộng bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.

Soạn bài Qua đèo ngang phần Luyện tập

Câu 1. Tìm hàm nghĩa của cụm từ Ta với ta.

Trả lời:

Cụm từ ta với ta: Hai chữ “ta” trong cụm từ đều chỉ chính nhà thơ, nỗi cô đơn tìm người chia sẻ giữa trời đất mênh mông lại gặp chính nỗi cô đơn của mình, không ai cùng chia sẻ.

Câu 2. Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang.

"Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta."

Bà huyện Thanh Quan

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú

- Thời kỳ: Nguyễn

Tham khảo ngay bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Qua đèo ngang

soạn văn 7 bài Qua đèo ngang
Hướng dẫn soạn bài Qua Đèo Ngang chi tiết nhất

Nếu thời gian soạn bài không cho phép thì các em có thể tham khảo thêm nội dung soạn văn 7 bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất dưới đây nữa nhé:

Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất

Đọc - hiểu

Câu 1

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật: gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần gieo cuối câu 1,2,4,6,8; phép đối câu 3-4 (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà), câu 5-6 (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng, con quốc quốc – cái gia gia).

Câu 2

Cảnh tượng được miêu tả lúc chiều tà – thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, cô đơn.

Câu 3

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với không gian “xế tà”, cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, con người vắng vẻ, tiếng kêu các loài chim gợi ra sự khắc khoải. Các từ láy, tượng thanh càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

Câu 4

Cảnh Đèo Ngang um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt, con người, gợi buồn.

Câu 5

Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan :

- Mượn cảnh nói tình : mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.

- Trực tiếp tả tình: “Một mảnh tình riêng, ta với ta” – cô đơn, buồn.

Câu 6

Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên.

Luyện tập

Câu 1

"Ta với ta" chỉ chính bản thân tác giả, thể hiện nỗi cô đơn sâu sắc.

Tổng kết

  • Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

Trên đây là hướng dẫn soạn chi tiết bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan kèm phần soạn siêu ngắn chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị và nắm được kiến thức của bài học tốt nhất trước khi tới lớp.

Xem thêm:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM