Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 24/11/2021 - Cập nhật: 03/12/2021 - Tác giả:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 Chân trời sáng tạo hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 34, 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2 chương trình mới của Bộ Giáo dục.

Chủ đềSoạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Thực hành tiếng Việt bài 7 trang 34, 35 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7 - Chân trời sáng tạo

Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học:

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các câu sau:

- Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong.

- Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất.

a) Giải thích nghĩa của các từ "trong ” ở hai ví dụ trên.

b) Nghĩa của các từ “trong” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không?

c) Từ “trong” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một từ đa nghĩa?

Trả lời câu 1 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

a)

- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các từ ngữ “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay” và thực hiện các yêu cầu:

a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên.

b) Từ “cánh” trong các ví dụ trên là một từ đa nghữa hay các từ đồng âm. Dựa trên cơ sở nào để xác định như vậy?

Trả lời câu 2 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

a) Nghĩa của các từ "cánh trong các từ ngữ trên là:

- Cánh trong "cánh buồm" nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

- Cánh trong "cánh chim" là: bộ phận cơ thể của chim, giúp nó có thể bay lượn.

- Cánh trong "cánh cửa" là: bộ phận hình tấm của nhà, tủ; dùng để đóng mở.

- Cánh trong "cánh tay" là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình.

b) Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của một sự vật.

Câu 3 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm hai từ chỉ bộ phân cơ thể người và kể ra một số trường hợp chuyển nghĩa của chúng.

Trả lời câu 3 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

- Mắt

+ Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

+ Nghĩa chuyển:

  • Mắt tre: chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây.
  • Mắt dứa, mắt na: bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả.
  • Mắt bão: phần trung tâm của một cơn bão.

- Tai

+ Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

+ Nghĩa chuyển:

  • Tai chén, tai ấm: bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai.
  • Tai tiếng: tiếng xấu, dư luận xấu.

Câu 4 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc câu đố và thực hiện các yêu cầu sau:

Trùng trục như con bò thui,

Chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

a) Câu đó này đố về con gì?

b) Dựa vào hiểu biết về hiện tượng đa nghĩa và đồng âm, chỉ ra điểm thú vị trong câu đố trên.

Trả lời câu 4 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

a) Câu đố này đố về các con vật có đuôi như: con chó, con bò, ...

- Vì khi chín thì những con vật này đều có chín đầu, chín mắt, chín đuôi, chín mình.

b) Điểm thú vị trong câu trên là đã sử dụng từ đa nghĩa "chín".

- Từ "chín" trong câu đố trên có nghĩa ý được nấu chín, không phải là số chín.

Câu 5 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

Trả lời câu 5 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

- Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:

+ Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

+ Nồi ba nấu cháo ba ba,
Tam tam như cửu, hỏi đà chín chưa?

+ Lá gì không nhánh không cành,
Lá gì chỉ có tay mình trao tay?

Câu 6 trang 34 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn thơ sau:

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến "

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng.

b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Trả lời câu 6 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

a) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là ẩn dụ.

b) Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ

+ Gợi tả hình ảnh ngôi nhà, cây cối góp phần tạo nên sự sinh động, sáng tạo hơn cho bài thơ.

Câu 7 trang 35 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc lại bài thơ Những cánh buồm và thực hiện những yêu cầu sau:

a) Chỉ ra các từ láy.

b) Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó.

Trả lời câu 7 - Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 7

a) Các từ láy được sử dụng trong bài thơ Những cánh buồm: lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thì thầm.

b) Tác dụng của từ láy:

- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn.

- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sống động, cụ thể hơn.

Viết ngắn - Soạn bài thực hành Tiếng Việt bài 7 Chân trời sáng tạo

Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé. Để con đi...” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Hướng dẫn trả lời

Tuổi thơ ai cũng có ước mơ, hoài bão; chúng giúp nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ. Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Tôi cũng giống như bao đứa trẻ khác, tôi cũng có cho mình ước mơ tuổi thơ. Ước mơ của tôi là được đến những bến bờ mà cha tôi vẫn thường nhắc tới nhưng chưa hề đi tới.

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…

"Cánh buồm trắng" chính là phương tiện giúp tôi có thể đến được những chân trời mới, để tôi được khám phá thế giới, để tôi thực hiện ước mơ hoài bão mà cha tôi chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

  • Từ đa nghĩa: chân trời
  • Nghĩa gốc: đường giới hạn của tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu trời tiếp xúc với mặt đất hay mặt biển.
  • Nghĩa chuyển: những vùng đất, những nơi chưa đi tới, chưa biết tới.

~/~

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Thực hành tiếng việt bài 7 Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM