Soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Xuất bản: 15/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập trang 41, trả lời các câu hỏi và bài tập luyện tập trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Ôn tập trang 41, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập Ôn tập trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Trả lời các câu hỏi trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản 1 và 2 bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Trả lời:

Văn bảnNội dungThể loại
Những kinh nghiệm dân gian về thời tiếtThể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, thời tiết.Tục ngữ
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuấtNhững đúc rút từ thực tế của dân gian trong lao động sản xuất nhằm giúp cho trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả hơn.Tục ngữ
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hộiNói về những kinh nghiệm của nhân dân đúc rút từ cuộc sống, những bài học triết lí nhân sinh nhằm khuyên răn con người.Tục ngữ

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

    Én bay cao, mưa rào lại tạnh. 

Trả lời:

a) 
- Số dòng: 1
- Số chữ: 8
- Các cặp vần: đen – đèn
- Các vế: 2 vế.
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
b)
- Số dòng: 2
- Số chữ: 14
- Các cặp vần: thấp - ngập, cao – rào
- Các vế: 2 vế.
- Biện pháp tu từ: Đối lập, điệp ngữ

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ:

- Về khái niệm:

+ Thành ngữ là một cụm từ cố định, có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,...) hay làm thành phần phụ trong các cụm từ.

+ Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân.

- Về nội dung:

+ Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng, biểu cảm, chưa diễn đạt ý trọn vẹn, thường được dùng để thêm vào câu nói.

+ Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Tục ngữ diễn đạt một ý, một nội dung trọn vẹn hoàn chỉnh, có thể là lời nhận xét, đánh giá hoặc một kinh nghiệm sống nhằm khuyên răn thế hệ sau.

- Về hình thức:

+ Thành ngữ: Làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.

+ Tục ngữ: Câu văn ngắn gọn, hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

- Về chức năng:

+ Thành ngữ: Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Tục ngữ: Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.

Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

Trả lời:

3 câu có sử dụng biện pháp nói quá: 

- Mị nương có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Túi này đựng được cả thư viện.

- Thuận vợ thuận chồng tát cạn biển Đông.

3 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:

- Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.

- Bạn nên chăm chỉ học môn này hơn.

- Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.

Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Trả lời: 

Kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

Trả lời:

- Trước khi viết cần phải tìm hiểu rõ về câu tục ngữ, danh ngôn

- Lập dàn ý chi tiết về những ý dự định trình bày

- Lập luận chặt chẽ

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu

- Liên hệ bản thân.

Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời:

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt:

- Đưa ra ý kiến rõ ràng, sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi

- Sau khi đưa ra ý kiến của mình, chú ý lắng nghe ý kiến của người khác

- Khi muốn phản bác một ý kiến nào đó cần sử dụng lời nói giảm nói tránh như “Mình cũng đồng ý với bạn… nhưng…”, “Ý kiến của bạn khá thú vị nhưng chỗ này theo tôi chưa thích hợp…”…

- Luôn tạo một bầu không khí vui vẻ khi trao đổi thay vì căng thẳng.

Câu 7 trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:

Qua bài đọc, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Trả lời:

   Trí tuệ dân gian là những kinh nghiệm, bài học được đúc kết qua thực tiễn cuộc sống con người được vận dụng linh hoạt vào các lĩnh vực trong cuộc sống. Trí tuệ dân gian cũng được hiểu là hệ thống các tri thức; kinh nghiệm được hình thành trong quá trình hình thành, phát triển của một cộng đồng; và được cộng đồng công nhận.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Ôn tập trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà bài thực hành muốn truyền tải một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan:

  • Soạn bài Trò chơi cướp cờ
  • Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên
  • Soạn bài Hương khúc
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM