Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (Tiết 7)

Xuất bản: 07/07/2019 - Cập nhật: 30/07/2019 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài trang 166 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 - Tuần 35 - Ôn tập cuối học kì 2 (Tiết 7).

A - Đọc thầm

Học sinh đọc thầm văn bản Cây gạo ngoài bến sông (trang 166, SGK Tiếng Việt 5 tập hai).

B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng

Câu 1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu ?

a)

Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

b) Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

Trả lời:

Những chi tiết cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu là: Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa. => Đáp án a).

Câu 2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?

a) Cây gạo nở thêm một mùa hoa.

b) Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.

c) Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.

Trả lời:

Theo ngữ liệu, dấu hiệu giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi đó là: Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời. => Chọn đáp án b)

Câu 3. Trong chuỗi câu "Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì", từ bừng nói lên điều gì ?

a) Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.

b) Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.

c) Hoa gạo làm bến sông sáng bừng lên.

Trả lời:

Từ "bừng" trong chuỗi câu đã cho "Vào mùa hoa ...Bến sông bừng lên đẹp lạ kì" nói lên ý nghĩa: Hoa gạo làm bến sông sáng bừng lên. => Chọn đáp án c)

Câu 4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

a) Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.

b) Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.

c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.

Trả lời:

Chọn đáp án: c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.

Câu 5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?

a) Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo.

b) Lấy đất phù sa lấp kín những cái rễ cây bị trơ ra.

c) Báo cho Ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.

Trả lời:

Để cứu cây gạo, Thương và các bạn nhỏ đã lấy đất phù sa lấp kín những cái rễ cây bị trơ ra. => Chọn đáp án b)

Câu 6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?

a) Thể hiện tinh thần đoàn kết.

b) Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

c) Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.

Trả lời:

Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. => Chọn đáp án b).

Câu 7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

a) Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.

b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

c) Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.

Trả lời:

Chọn đáp án: b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. => câu ghép

Câu 8. Các vế câu trong câu ghép "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió" được nối với nhau bằng cách nào ?

a) Nối bằng từ "vậy mà".

b) Nối bằng từ "thì".

c) Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

Trả lời:

Chọn đáp án: a) Nối bằng từ "vậy mà".

Câu 9. Trong chuỗi câu "Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...", câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ?

a) Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.

b) Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.

c) Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

Trả lời:

Chọn đáp án: a) Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.

Câu 10. Dấu phẩy trong câu "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo" có tác dụng gì ?

a) Ngăn cách các vế câu.

b) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Trả lời:

Chọn đáp án: c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM