Soạn bài Viết bài làm văn số 6 : Thuyết minh văn học

Xuất bản: 15/07/2019 - Cập nhật: 16/01/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học, gợi ý cách làm một số đề bài mẫu trang 84 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 6 - Thuyết minh văn học đưa ra cho các em những gợi ý chi tiết để làm được một số đề bài mẫu trong SGK. Từ đó, các em có thể vận dụng kiến thức, tư duy của mình để phát triển thành một bài văn hoàn chỉnh, đáp ứng đúng yêu cầu đề bài.

SoạnHướng dẫn chung Viết bài làm văn số 6 lớp 10

- Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, trọng tâm phải là nội dung và giá trị của tác phẩm ấy. Phần đó cần nói thật rõ, thật cụ thể. Tất nhiên bài viết có nói đến tác giả và thời đại nhưng đều nhằm góp phần soi sáng nội dung tác phẩm. Có thế trọng tâm của bài viết mới nổi rõ.

- Khi thuyết minh về một tác giả văn học, trọng tâm phải là sự nghiệp văn học của tác giả ấy (thường gồm nhiều tác phẩm). Trường hợp này lại cần làm nổi bật nội dung, giá trị một số tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Chính những tác phẩm đó là đóng góp của tác giả vào gia tài văn học dân tộc. Những chuyện khác (vợ con, bạn bè,...) nếu nói đến cũng cốt làm sáng tỏ thêm sự nghiệp văn học, và chỉ chiếm một phần nhỏ.

- Các bước để làm một bài văn thuyết minh:

1: Xác định đối tượng thuyết minh, sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết, lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp, sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

2:

Lập dàn ý

3: Viết bài văn thuyết minh

Dàn ý chung bài văn thuyết minh về một tác giả văn học:

* Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả

* Thân bài: 

- Giới thiệu về thông tin cá nhân tác giả (năm sinh năm mất, quê quán, gia đình, ...) và cuộc đời.

- Sự nghiệp văn học: nội dung, nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ ...

- Những đóng góp cho nền văn học

- Những tác phẩm tiêu biểu có giá trị

- Tóm tắt giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật chung của các tác phẩm

* Kết bài:

- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác giả cùng những đóng góp nổi bật cho văn học

Dàn ý chung bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học:

* Mở bài: 

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm (vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả; trong văn học)

* Thân bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả.

- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác; hoặc xuất xứ của tác phẩm

- Tóm tắt nội dung tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu

- Truyện: Tóm tắt cốt truyện

- Thơ: Nội dung chủ yếu

- Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm

- Đặc điểm nội dung

- Đặc điểm nghệ thuật

- Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả, với văn học, với cuộc sống hoặc hạn chế (nếu có).

* Kết bài:

- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm. Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.

Soạn văn 10 Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học

Soạn bài Viết bài làm văn số 6 ngữ văn 10 tập 2

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 6 lớp 10 chính là nội dung gợi ý cách làm một số đề bài tham khảo (SGK Ngữ văn 10 tập 2 trang 84).

I. Đề thuyết minh về một tác phẩm văn học lớp 10

Yêu cầu:

- Bài viết cần đảm bảo nội dung kiến thức và hình thức kết cấu của một văn bản giới thiệu tác phẩm văn học.

- Đối với tác phẩm văn học phải giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, đặc biệt là lối cấu tứ, bố cục, việc lựa chọn chi tiết, nhân vật,... nội dung ý nghĩa và những nét đặc sắc nghệ thuật, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm.

- Lời văn giới thiệu cần đĩnh đạc, lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp đối tượng giới thiệu là một tác phẩm văn học.

II. Đề thuyết minh về một tác giả văn học lớp 10

Bài giới thiệu cần thể hiện được những ý chính sau đây:

- Thân thế:

+ Họ và tên khai sinh: các bút danh (nếu có - và ý nghĩa của bút danh).

+ Xuất thân trong gia đình như thế nào?

+ Ảnh hưởng của gia đình, thời đại đối với sự nghiệp sáng tác.

- Sự nghiệp văn học:

+ Giới thiệu tác phẩm

+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm tiêu biểu - Chính những tác phẩm đó là đóng góp của tác giả vào gia tài văn học dân tộc

+ Đặc trưng phong cách của nhà văn.

+ Các yếu tố khác như tình yêu, gia đình,... có thể nêu nếu điều đó có ảnh hưởng đến sáng tác của nhà văn (Ví dụ: vai trò của bà Nguyễn Thị Quỳ với Vũ Bằng và tác phẩm Thương nhớ mười hai).

III. Đề kết hợp thuyết minh về tác giả - tác phẩm văn học lớp 10

 Tham khảo dàn ý một số đề cụ thể:

Đề 1: Giới thiệu về Trương Hán Siêu và bài "Phú sông Bạch Đằng” nổi tiếng của ông.

Dàn ý chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát chung về Trương Hán Siêu và bài Phú sông Bạch Đằng

(Trương Hán Siêu là một vị tướng, là người giỏi văn chương. Phú sông Bạch Đằng là khúc tráng ca trong dòng thơ văn Bạch Đằng).

b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết theo hai phần chính:

- Phần thứ nhất: Giới thiệu về Trương Hán Siêu.

+ Tiểu sử, cuộc đời và con người.

+ Sự nghiệp thơ văn.

- Phần thứ hai: Giới thiệu về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu:

+ Thể phú.

+ Hoàn cảnh ra đời của bài Phú sông Bạch Đằng.

+ Nội dung tư tưởng và giá trị nhiều mặt của bài Phú sông Bạch Đằng,

c. Kết bài: Nhận xét, đánh giá về vị trí, giá trị, ảnh hưởng của tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (tác giả được lưu danh sử sách, tác phẩm sống mãi cùng non sông đất nước).

Đề 2. Giới thiệu Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng văn”

Dàn ý chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát chung về Nguyễn Trãi và “Đại cáo bình Ngô" (Nguyễn Trãi là nhân vật toàn tài số một trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến; Đại cáo bình Ngô

là một áng văn bất hủ có giá trị nhiều mặt).

b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết về Nguyễn Trãi và Đại cáo bình Ngô.

- Nguyễn Trãi (học sinh xem lại hướng dẫn phần trên và bài học để thuyết minh).

- Thuyết minh về tác phẩm Đại cáo bình Ngô:

+ Thể cáo và đặc điểm của bài Đại cáo bình Ngô (Cáo là thể văn cổ dùng để công bố sự kiện quan trọng; Đại cáo bình Ngô viết theo lối văn biền ngẫu, thể chính luận, chữ Hán, bố cục bốn phần...).

+ Hoàn cảnh ra đời: sau chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn (1428)

+ Giá trị nội dung tư tưởng (tư tưởng bao trùm, xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa...).

+ Giá trị nghệ thuật (Các yếu tố làm nên một thiên anh hùng ca, một áng văn chính luận mẫu mực).

c. Kết bài: Đánh giá chung (Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá. Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập làm rạng rỡ non sông, nêu cao niềm tự hào dân tộc của người Việt).

Đề 3: Giới thiệu về Nguyễn Dữ, thể loại truyền kì “Truyền kì mạn lục" và “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

” (Trích “Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ)

Gợi ý làm bài:

Đề bài có tới bốn yêu cầu cần thuyết minh. Bài viết sẽ lần lượt thuyết minh từng đối tượng.

- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ.

- Thuyết minh về thể truyền kì.

- Thuyết minh về về tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

- Thuyết minh về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

Nội dung kiến thức chủ yếu ở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Ngữ văn 10 tập 2). Điều quan trọng là thể hiện trình tự kết cấu bài viết, khả năng vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh, khả năng diễn đạt... sao cho bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.

-/-

Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn văn 10 bài Viết bài làm văn số 6 đã được Học Tốt biên soạn giúp các em tham khảo và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài Viết bài làm văn số 6 lớp 10 theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM