Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

Xuất bản: 16/07/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận, gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập luyện tập trang 89 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận được Học Tốt biên soạn giúp các em nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận, luyện tập các kĩ năng để có thể tự mình xây dựng được dàn ý cho một bài văn nghị luận. Thông qua những kiến thức và những gợi ý giải bài tập cung cấp trong bài, các em có thể tiếp thu bài học trên lớp một cách dễ dàng hơn.

Cùng tham khảo...

Kiến thức cần nắm vững

I. Tác dụng của việc lập dàn ý

- Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

- Tác dụng của việc lập dàn ý:

+ Giúp cho người viết bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận,... nhờ đó tránh được tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý

+ Tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng.

+ Có dàn ý người viết sẽ phân phối thời gian làm bài hợp lí, không bị rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Để lập được dàn ý cho bài văn nghị luận cần tiến hành các bước sau:

- Tìm ý cho bài văn:

+ Xác định các luận đề

+ Xác định luận cứ

+ Tìm luận cứ cho các luận điểm

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: giới thiệu nội dung cần nghị luận

+ Thân bài: triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ

+ Kết bài: nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề

Soan van 10 Lap dan y viet bai van nghi luan

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận hay nhất

Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài Lập dàn ý bài văn nghị luận hay nhất trang 89-91 SGK Ngữ văn 10 tập 2, mời các em học sinh tham khảo để chuẩn bị bài tốt nhất.

Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

Cách lập dàn ý bài văn nghị luận không thể đóng khung tất cả các đề vào một nhưng đều có trình tự các bước lập dàn ý bài văn nghị luận bao gồm các bước sau đây.

Đề bài: Bàn về vai trò tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Go-rơ-ki viết:Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.

1. Tìm ý cho bài văn nghị luận

a. Xác định luận đề:

- Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.

- Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

b. Xác định các luận điểm:

Bài làm có 3 luận điểm cơ bản:

(1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).

(2) Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

(3) Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

c. Tìm luận cứ cho các luận điểm:

- Các luận cứ cho luận điểm (1):

+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

- Các luận cứ cho luận điểm (2):

+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.

+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

- Các luận cứ cho luận điểm (3):

+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

2. Lập dàn ý bài văn nghị luận

a. Mở bài

- Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại

- Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng

- M. Go-rơ-ki đã đúng khi đề cao: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".

b. Thân bài:

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người:

- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách

- Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương.

c. Kết bài

- Sách có một khả năng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người.

- Sách mãi mãi là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người.

Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận phần Luyện tập

Bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Sau đây là một đề làm văn:

   "Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

    Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?"

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

- Bổ sung các ý còn thiếu.

- Lập dàn ý cho bài văn.

Trả lời:

a) Nên bổ sung các ý còn thiếu sau:

- Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi người.

- Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng đến sự hoàn thiện tài và đức.

b) Lập dàn ý chi tiết

* Mở bài:

- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức...).

- Định hướng tư tưởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đắn cho lời dạy).

* Thân bài:

- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?

+ Giải thích khái niệm tài và đức.

+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng.

+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

+ Đức và tài có quan hệ như thế nào trong mỗi con người?

- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

* Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:

   Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Trả lời:

Dàn bài tham khảo:

a) Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ những khó khăn thường xuyên gặp phải và phải vượt qua trong cuộc sống con người -> ông cha ta có câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn".

b) Thân bài:

- Giải thích: "cái khó": khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối; "bó": cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây; "cái khôn": suy nghĩ, sáng tạo.

=> Ý chỉ những khó khăn trong cuộc sống làm hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.

- Bình luận: hai mặt của câu tục ngữ

+ Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.

+ Mặt chưa đúng: Phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự năng động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.

- Chứng minh (vận dụng câu tục ngữ):

+ Khi tính toán công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, buông xuôi, phụ thuộc.

+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn, "gian nan rèn luyện ắt thành công" (Hồ Chí Minh).

+ Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.

+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).

+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).

+ "Ba lần nung trong lửa đỏ, ba lần tôi trong nước lạnh, ba lần luộc trong kiềm, ta trong sạch hơn tất cả mọi thứ trên đời" (Tục ngữ Nga).

+ Nhưng cũng cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh và khó khăn khách quan thì cũng không thể thành công.

    c. Kết bài

    - Đánh giá chung về câu tục ngữ.

    Ghi nhớ lập dàn ý bài văn nghị luận

    • Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.
    • Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

    Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn văn 10 bài Lập dàn ý bài văn nghị luận đã được Học Tốt biên soạn giúp các em tham khảo và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.

    [ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    TẢI VỀ

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM