Giải Vật lý 8 CTST Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Xuất bản: 06/03/2024 - Tác giả:

Giải Vật lý 8 CTST Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện. Trả lời câu hỏi Bài 21 thuộc Chủ đề 4: Điện sgk Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Vật lý Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện thuộc Chủ đề 4: Điện.

Giải Vật lý 8 CTST Bài 21

Mở đầu trang 99: Dùng kéo cắt một dải giấy thành hình dạng như hình bên, rồi đặt nó cân bằng trên một trục quay. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy.

Lời giải chi tiết:

Khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy ta thấy dải giấy quay về phía có thước nhựa.

Thảo luận trang 99: Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Chuẩn bị: thước nhựa, các vụn giấy, các mảnh nilông, vải khô.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1:Đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các vụn giấy. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Bước 2: Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ xát đến gần các vụn giấy (Hình 21.1a). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Bước 3: Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông (Hình 21.1b).

Lời giải chi tiết:

- Khi đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các vụn giấy. Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ xát đến gần các vụn giấy. Ta thấy các vụn giấy bám dính vào đầu thước nhựa.

- Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông.

+ Bước 1: Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Bước 2: Ta thấy các mảnh nilông bám dính vào đầu thước nhựa.

Thảo luận trang 99: Thí nghiệm tìm hiểu tính chất của vật nhiễm điện

Chuẩn bị: hai ống nhựa giống nhau, thanh thủy tinh, thanh kim loại (nhôm, sắt hoặc đồng), vải khô, lụa, đế nhựa có trục quay.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Dùng vải khô lần lượt cọ xát vào hai đầu của ống nhựa 1 rồi đặt nó lên đế có trục quay.

Bước 2: Đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát với vải khô đến gần đầu ống nhựa 1 (Hình 21.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1.

Bước 3: Thay ống nhựa 2 bằng thanh thủy tinh đã được cọ xát với lụa, rồi thực hiện tương tự như bước 2 (Hình 21.2b).

Bước 4: Thay thanh thủy tinh bằng thanh kim loại đã được cọ xát với vải khô (hoặc với lụa), rồi thực hiện tương tự như bước 2.

Lời giải chi tiết:

- Khi ống nhựa 1 được cọ xát đặt trên đế có trục quay và đưa ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 thì ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2.

- Khi đưa thanh thủy tinh đã được cọ xát với lụa lại gần ống nhựa 1 thì ống nhựa 1 quay theo chiều về phía thanh thủy tinh.

- Khi đưa thanh kim loại đã được cọ xát lại gần ống nhựa 1 ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

Thảo luận 2 trang 100: Tiến hành thí nghiệm (Hình 21.2) và mô tả hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1 trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết:

- Ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2 khi đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 đẩy nhau).

- Ống nhựa 1 quay về phía thanh thủy tinh khi đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 hút nhau).

- Ống nhựa 1 và thanh kim loại không có hiện tượng hút hoặc đẩy khi đưa đầu thanh kim loại đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1.

Luyện tập 1 trang 100:

Có ba vật A, B và C đều bị nhiễm điện. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C. Hãy dự đoán hai vật A và C sẽ hút nhau hay đẩy nhau?

Lời giải chi tiết:

Nếu vật A hút vật B thì 2 vật trái dấu nhau.

Nếu vật B đẩy vật C thì 2 vật cùng dấu nhau.

⇒ Vật C trái dấu với vật A nên hai vật A và C sẽ hút nhau.

Thảo luận 3 trang 101: Quan sát Hình 21.3 và trả lời các câu hỏi sau:

a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len có nhiễm điện không? Làm thế nào để kiểm tra điều đó?

b. Sau khi cọ xát, vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

Lời giải chi tiết:

a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len không nhiễm điện.

Kiểm tra: Đưa thanh cao su, len lại gần các vật nhỏ nhẹ (vụn giấy, mảnh nilông, …) không thấy hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ thanh cao su và len không nhiễm điện.

b. Sau khi cọ xát thanh cao su nhiễm điện âm, len nhiễm điện dương.

Luyện tập 2 trang 101: Nêu cách để biết một chiếc thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm.

Lời giải chi tiết:

- Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.

- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.

Vận dụng trang 102: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ta thường thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích.

Lời giải chi tiết:

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự nhiễm điện do cọ xát. Khăn bông khô và bề mặt được lau chùi nhiễm điện trái dấu nhau nên chúng hút nhau, dẫn tới các hạt bụi vải của khăn bông khô bị bám vào các bề mặt được lau chùi.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Hóa học và Sinh học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM