Giải toán 6 trang 7 và 8 SGK Cánh diều tập 1 : Bài Tập hợp

Xuất bản: 23/06/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn giải bài tập trang 6 và trang 8 sách toán 6 Cánh diều tập 1 bài Tập hợp giúp các em học sinh tham khảo

   Nội dung trong bài viết sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lý thuyết cơ bản và tham khảo giải toán 6 sách Cánh diều chi tiết cách làm và đáp án các bài tập trang 7 và 8 SGK Toán 6 tập 1

Ôn tập lý thuyết bài Tập hợp (sách Cánh diều)

Phần nội dung ôn tập kiến thức lý thuyết trọng tâm của bài học và trả lời các câu hỏi luyện tập vận dụng:

1. Một số ví dụ về tập hợp

Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống. Chẳng hạn:

  • Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10;
  • Tập hợp các học sinh của lớp 6A;

2. Kí hiệu và cách viết tập hợp

Người ta thương dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho một tập hợp

Ví dụ: tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.
Ta viết :A = { 0; 1; 2; 3; 4 }
Các số 0; 1 ; 2; 3; 4

Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, các nhau bởi dấu \(" ; "\)

Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Ví dụ 1: Cho tập hợp M = { bóng bàn; bóng đá; cầu lông; bóng rổ }. Hãy đọc tên các phần tử của tập hợp đó.

Giải: Tập hợp M gồm các phần tử là bóng bàn, bóng đá, cầu lông, bóng rổ

Luyện tập: Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ hơn 10.

Giải: A = {1; 3; 5; 7; 9}

3. Phần tử thuộc tập hợp

Cho tập hợp \(B\) = {2; 3; 5; 7}. Số 2 và số 4 có là phần tử của tập hợp B không?

Trả lời

  • Số 2 là một phần tử của tập hợp B. Ta viết \(2 \in B\), đọc là 2 thuộc \(B\).
  • Số 4 không là phần từ của tập hợp B. Ta viết \(4 \notin B\), đọc là 4 không thuộc \(B\)

Luyện tập: Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngàu. Chọn kí hiệu \in, \notin thích hợp cho [?]

a)Tháng 2 [?] H
b)Tháng 4 [?] H
c)Tháng 12 [?] H

Giải 

H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày ➜ \(H\) = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}

Vậy:

a) Tháng  \(2 \notin H\);

b) Tháng \(4 \notin H\);

c) Tháng \(12 \notin H\).

4.  Cách cho một tập hợp

Có hai cách cho một tập hợp

  • Liệt kê các phần tử của tập hợp
  • Chỉ ra tính chất được trưng cho các phần tử của tập hợp

Ghi nhớ

Khi ta viết A={ 0; 2; 4; 6; 8} là đã cho tập hơp A theo cách liệt kê các phần tử của tập hợp

Khi ta viết A = {A | \(x\) là số tự nhiên chăn \(x <10\) } là tập hợp A theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Luyện tập

Câu 3: Cho C = { \(x | x\)

là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, \(3 < x <18\)}. Hãy viết tập hợp C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp

Giải: Ta có C = { 7; 10; 13; 16 }

Câu 4: Viết tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020

Giải:  Gọi D là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2020.

Ta có D = { 0; 2 }

Giải bài tập trang 7 và 8 SGK Toán 6 tập 1 Cánh diều

 Ở phần này, Đọc Tài Liệu sẽ giúp các em tham khảo và hoàn thành tốt các bài tập tại trang 7 và 8 trong SGK:

Bài 1 trang 7 Toán 6 tập 1 sách Cánh diều

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hơp các hình trong Hình 3;

hinh 3 - trang 7 sgk toan 6 tap 1 canh dieu
 

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG";

c) C là tập hợp các tháng của Quý II (biết một năm gồm 4 quý);

d) D là tập hợp các nót nhạc có trong khuông nhạc Hình 4;

 

 

hinh 4 - trang 7 sgk toan 6 tap 1 canh dieu
 

Đáp án

a) A = { Hình chữ nhật; Hình vuông; Hình bình hành; Hình tam giác; Hình thang}

b) B = {N; H; A; T; R; G}

c) C = {Tháng 4; Tháng 5; Tháng 6}

d) D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}

Bài 2 trang 8 Toán 6 tập 1 sách Cánh diều

Cho tập hợp A = {11; 13; 17; 19}. Chọn kí hiệu "∈","∉" thích hợp vào chỗ chấm:

a) 11 .......... A 
b) 12 ........... A
c) 14 .......... A
d) 19 ........... A

Đáp án

a) 11 ∈ A 

b) 12 ∉ A

c) 14 ∉ A

d) 19 ∈  A

Bài 3 trang 8 Toán 6 tập 1 sách Cánh diều

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a, A = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên chẵn, \(x < 14\)}

b, B = {\(x\) | \(x\)  là số tự nhiên chẵn, \(40 < x < 50\)}

c, C = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên lẻ, \(x < 15\)}

d, D = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên lẻ, \(9 < x < 20\)}

Đáp án

a, A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}

b, B = {42; 44; 46; 48}

c, C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}

d, D = {11; 13; 15; 17; 19}

 

Bài 4 trang 8 Toán 6 tập 1 sách Cánh diều

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30}

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Đáp án

a) A = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên chia hết cho 3, \(x < 16\)};

b) B = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên chia hết cho 5, \(x < 35\)}

c) C = {\(x\) | \(x\) là số tự nhiên chia hết cho 10, \(0 < x < 100\)}

d) D = { \(x\) |\(x\) là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị, \(0 < x < 18\)}.

Các bài tập tiếp theo

- Giải toán 6 trang 12 và 13 SGK Cánh diều tập 1

- Giải toán 6 trang 16 và 17 SGK Cánh diều tập 1

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM