Giải Toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5: Góc

Xuất bản: 16/02/2022 - Tác giả:

Giải Toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5: Góc với lý thuyết và giải bài tập trang 100, 101 SGK Toán Cánh Diều Tập 2 cho học sinh.

Chủ đề: [Giải toán 6 sách Cánh diều tập 2] - bài 5: Góc thuộc Chương 6: Hình học phẳng

Giải Toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5 chi tiết

Dưới đây Đọc tài liệu xin gợi ý nội dung giải bài tập SGK Toán lớp 6 Tập 2 Cánh diều theo chuẩn chương trình mới của Bộ GD&ĐT:

1. Kiến thức cần ghi nhớ

Một số đặc điểm cơ bản về lý thuyết cần ghi nhớ:

- Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

- Cho góc xOy khác góc bẹt. Điểm M được gọi là điểm trong của góc xOy không bẹt nếu tia OM cắt một đoạn thẳng nối hai điểm trên hai cạnh tại một điểm nằm giữa hai điểm đó.

- Mỗi góc có một số đo.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0⁰ và nhỏ hơn 90⁰.

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90⁰.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90⁰ và nhỏ hơn 180⁰.

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180⁰.

2. Trả lời câu hỏi trong bài (Giải Toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5 trang 94 - 100)

Câu hỏi khởi động trang 94: Hai thân của chiếc compa có thể xem là hai tia chung gốc. Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh gì?

Trả lời:

Độ mở của compa gợi cho ta hình ảnh là một góc.

Luyện tập 1 trang 94: Hãy đọc và viết tên các góc đỉnh A trong Hình 69 và cho biết các cạnh của chúng.

Trả lời:

∠BAC có cạnh AB, AC

∠CAx có cạnh AC, Ax

∠BAx có cạnh AB, Ax.

Hoạt động 1 trang 94 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Hãy vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O.

Luyện tập 2 trang 95: Cho góc xOy và điểm N không nằm trong góc đó. Giả sử đường thẳng b đi qua N lần lượt cắt tia Ox, Oy tại C, D ( hình 76). Nêu vị trí của điểm N đối với hai điểm C, D.

Trả lời:

Điểm N không nằm giữa hai điểm C và D.

Luyện tập 3 trang 97: Dùng thước đo góc để đo góc quyển sách toán của em.

Trả lời:

Dùng thước đo góc đo các góc của quyển sách Toán ta thấy góc đó bằng 90⁰.

Hoạt động 4 trang 98 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Sử dụng thước đo góc để đo các góc trong Hình 80 và so sánh số đo của chúng.

Hoạt động 5 trang 99 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim)....

Luyện tập 5 trang 100: Hãy ghép mỗi khẳng định ở bên trái với một hình thích hợp ở bên phải.

Trả lời:

1 - c; 2 - a; 3 – b.

3. Bài tập về nhà: (Giải Toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5 trang 100, 101)

Tổng hợp các bài tập cần giải sau đây:

Bài 1 trang 100 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86.

Bài 2 trang 100 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Đọc tên các điểm nằm trong góc xOy ở Hình 87.

Bài 3 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho góc mOn bằng 50 độ

Bài 4 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho góc aOb bằng 150 độ

Bài 5 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Cho các góc BAC = 130 độ;  DEG = 145 độ; HKI = 120 độ; PQT = 140 độ. Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần.

Bài 6 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong các góc đó.

Bài 7 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc không là 0°...

Bài 8 trang 101 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Bạn Hoan tham gia trò chơi tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn Hoan chọn từ "trái”, “phải”...

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã giúp các em tổng hợp kiến thức và hướng dẫn giải các bài tập trong phần giải toán 6 Cánh diều chương 6 bài 5. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM