Bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9

Xuất bản: 24/07/2018 - Cập nhật: 19/09/2018 - Tác giả: Giangdh

Hướng dẫn giải bài tập và đáp án bài 3 trang 33 SGK vật lý lớp 9

Đề bài

Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.

Câu hỏi bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9

a) Tính điện trở của đoạn mạch MN.

b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.

GỢI Ý CÁCH GIẢI

a) Tính điện trở của toàn bộ đoạn mạch :

- Tính điện trở tương đương của hai bóng đèn R12 mắc song song.

- Tính điện trở Rd của dây nối.

- Điện trở RMN của đoạn mạch là điện trở tương đương của R12 nối tiếp với Rd. Từ đó suy ra RMN.

b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu mỗi đèn.:

- Tính cường độ I của dòng điện mạch chính.

- Từ đó tính hiệu điện thế đặt trên mỗi đèn U1 , U2.

Hướng dẫn giải

  • Hệ thức định luật Ôm: I = U/R
  • Sử dụng công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song
  • Điện trở của dây dẫn:  Hướng dẫn giải bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9

Đáp án bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9

a)

  • Điện trở của dây nối từ M tới A và từ N tới B là:  Đáp án bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9
  • Điện trở tương đương của hai bóng đèn R1 và R2 mắc song song là:

Đáp án bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9 phần 1

  • Điện trở của đoạn mạch MN là RMN = R+ R12 = 17 + 360 = 377Ω.

b) Cường độ dòng điện mạch chính là: Đáp án bài 3 trang 33 sgk vật lý lớp 9 phần 2

=> Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là: U1 = U2= I.R12 = 0,584.360 = 210V.

» Bài trước đó: Bài 2 trang 32 SGK Vật lý 9

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM