Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

Xuất bản: 31/05/2023 - Cập nhật: 01/06/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023 - 2024 chi tiết tại đây. Tuyển tập đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Bình Dương các năm gần nhất

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm học 2023 - 2024 của tỉnh Bình Dương được cập nhật nhanh nhất!

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

Bài thi sẽ được cập nhật sớm nhất sau khi thời gian chính thức diễn ra vào ngày 1/6/2023.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. PTBĐ chính là Nghị luận

Câu 2. Theo đoạn trích, "Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình".

Câu 3. BPTT trong câu : "Hãy nhớ rằng...mỗi chúng ta" là so sánh :"tình yêu thương" so sánh với"ngọn lửa"

Tác dụng : làm cho câu văn thêm hay hơn, và nói lên tình yêu thương sẽ luôn cháy bỏng, luôn sáng mởi như những ngon lửa. Nó giúp cuộc đời ta trở nên tươi vui, trong sáng hơn.

Câu 4 : Trình bày quan điểm của em, lý giải hợp lý.

Gợi ý

Tôi đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi nếu ta yêu thương nhưng ta không thể hiện ra bên ngoài, thì người khác làm sao có thể hiểu được tấm lòng của chúng ta, hơn nữa, họ còn có thể nghĩ rằng chúng ta ghét họ. Để dễ hiểu hơn thì tôi lấy một ví dụ trong gia đình: Có một và người cha người mẹ luôn nói những lời nặng lời cho những đứa con. Các con chỉ cần dựa vào những lời nó đó là đã có thể kết luận rằng cha mẹ ghét chúng, không yêu thương chúng. Nhưng chúng đâu biết rằng, cha mẹ làm vậy là đều muốn tốt cho người con, muốn con nên người và cũng muốn con được trưởng thành. Tuy họ không biết nói những lời ngọt ngào như bao người khác, nhưng những lời họ nói, mọi việc họ làm đều vì những đứa con thân yêu cả. Vậy nên, nếu yêu thương, chúng ta hãy thể hiện ra bên ngoài một cách chân thực nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.

Bàn luận vấn đề:

a. Giải thích

tình yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có tình yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống có tình yêu thương:

  • Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.
  • Sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.
  • Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.

- Sức mạnh của tình yêu thương:

  • Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Dẫn chứng: HS tự lấy dẫn chứng mà mình thấy hợp lý

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác...

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

+ Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi.

+ Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

- Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng, những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước.

2. Thân bài

* Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"

+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.

+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

* Luận điểm 2

: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...

- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;

+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình

+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình

+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

+ Biếu bác lái xe củ tam thất

+ Tặng bó hoa cho cô gái

+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy

- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

3. Kết bài

- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.

- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cuộc đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó [...]

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu qúy họ!

(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr.56-57) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2.

Theo tác giả, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ như thế nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. (1.0 điểm)

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: Yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó không? Vì sao? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong trích đoạn truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)

---HẾT---

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2023

Xem thêm thông tin:

Các môn khác trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 Bình Dương:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022 

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão.

Câu 3. Biện pháp ẩn dụ: Hoa hồng ẩn dụ cho vinh quang, chiến thắng và những điều tốt đẹp.

Câu 4. Thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân. Lý giải hợp lý.

Gợi ý: Đồng tình với quan điểm trên.

Vì: Cuộc sống luôn chứa đựng vô vàn khó khăn và thử thách. Để trưởng thành thì ai cũng cần phải sống hết mình, nỗ lực và theo đuổi đam mê. Cuộc sống không thể chỉ có thành công mà còn cả những thất bại và nó chính là điều giúp ta trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm để bướctừng bước đi vững chắc hơn trong cuộc sống.

II. Làm văn

Câu 1

Giới thiệu vấn đề: "Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ".

* Giải thích:

– Ước mơ là gì?

+ Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ

+ Xác định rõ ước mơ của bạn là gì

+ Phải chắc chắn rằng bạn thực sự muốn đạt được ước mơ của mình.

+ Lập danh sách những điểm mạnh của bạn và nghĩ cách chúng có thể giúp bạn đạt được ước mơ.

+ Cần bỏ qua những nghi ngờ và suy nghĩ về những thất bại.

+ Hãy thể hiện sự tự tin – niềm tin, và kiên trì, cho đến khi bạn đạt được.

+ .......

- Mở rộng vấn đề:

+ Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

+ Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

*Kết thúc vấn đề: Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2

1/ Mở bài:

– Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của những số phận người dân Nam Bộ. Tác phẩm Chiếc lược ngà  được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất ác liệt. Tác phẩm là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

– Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện những diễn biến tâm lí tinh tế và tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ mà bé Thu dành cho cha.

2/ Thân bài:

a) Cảnh ngộ của bé Thu

Bé Thu sinh và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ba em lên đường đánh giặc khi em chưa tròn một tuổi, em chỉ được gặp ba trong những ngày ba về phép ngắn ngủi. Tình cảm cha con của Thu được đặt trong tình thế éo le, trắc trở của chiến tranh nên  càng xúc động lòng người.

b) Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu

– Tình huống: gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con.

– Diễn biến tâm lí của bé Thu:

+ Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét khi mới gặp ông Sáu.

+ Gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha.

+ Nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi, hắt cái trứng có mà ông gắp cho.

+ Khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bò về nhà bà ngoại, khi xuống xuống còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng thật to.

Thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngớ vực, lảng tránh, xa cách. Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh., nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tinh tế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì mặt ông có vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Qua  những diễn biến tâm lí, Bé Thu thể hiện cá tính mạnh mẽ và tình cảm sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.

c) Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ông sáu là cha.

– Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi : ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “ nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “ Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nói, nó dang cả hai chân  rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai bó nhỏ của nó run run”.

– Sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Thu dường như đã ân hận, hối tiếc. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận.

Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của một đứa trẻ cá tính, hồn nhiên, ngây thơ.

3/ Kết bài :

– Truyện đặt nhân vật bé Thu vào tình huống gặp ba nhưng không nhận ra, khi nhận ba lại vào đúng lúc chia tay để bộc lộ diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc bé Thu dành cho ba. Từ đó, nhân vật bé Thu hiện ra thật có tình, yêu ghét rõ ràng, nhưng cũng thật hồn nhiên, trong sáng.

– Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí bé trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Bình Dương sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bình Dương các năm gần nhất bên dưới:

Trích dẫn đề thi:

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời, khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khác nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình đài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ hụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng, để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên như thế nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mặt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai " (1,0 điểm)

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến “để trưởng thành, những thử thách [..] bao giờ cũng là điều cần thiết không? Vì sao? (1,0 điểm).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ quan điểm "Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão” được nêu trong phần Đọc - hiểu. em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ về những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, trang 198 - 2001)

    Dưới đây là đề thi chính thức của các năm trước giúp các em thử sức tại nhà:

    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bình Dương các năm trước

    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2021

    I. ĐỌC – HIỆU (3.0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

         THỜI GIAN LÀ VÀNG

    Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thể mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá

    Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

    Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

    Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

    Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giới được.

    Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hội tiếc cũng không kịp.

    (Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 36 37)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

    Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (0,5 điểm)

    Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. (1,0 điểm).

    Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp" không? Vì sao? (1,0 điểm)

    II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1 (2.0 điểm).

    Từ ý nghĩa của văn bản phần Đọc - Hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng) nêu lên những việc bản thân cần phải làm để không lãng phí thời gian.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

    Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

    Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

    (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 58)

    Đáp án tham khảo đề thi vào 10 môn văn Bình Dương 2021

      I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

      Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

      Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị: là sự sống, là thắng lợi, là tiền, là tri thức.

      Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp cấu trúc “thời gian là.” Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian. Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi cảm góp phần thể hiện nội dung tư tưởng đoạn trích.

      Câu 4. Học sinh tự trình bày theo suy nghĩ của mình, có lý giải hợp lý.

      Gợi ý: Đồng tình

      Giải thích:

      - Thời gian thuộc về giá trị vô hình, nó mang lại cho chúng ta sức khỏe, tiền bạc và cả trí tuệ.

      - Không giống như những giá trị hữu hình khác, thời gian một khi trôi qua là không thể quay trở lại, không thể lấy lại vì thế một khi đã đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc.

      II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

      Câu 1 (2.0 điểm).

      Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lãng phí thời gian là hiện tượng rất đáng ngại trong đời sống.

      Bàn luận vấn đề:

      a. Giải thích: Lãng phí thời gian là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tốn một cách vô ích.

      b. Phân tích

      * Biểu hiện:

      - Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội... cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tử, truyện tranh bạo lực...

      * Tác hại của việc lãng phí thời gian: Thiệt hại về tiền bạc, công sức, không có thời để đầu tư cho những việc cần thiết...

      * Biện pháp, những việc cần làm để tránh lãng phí thời giang

      + Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng... Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

      + Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

      + Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

      + Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lý giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí ...

      ........

      c. Bài học nhận thức và hành động

      - Nhận thức: Lãng phí là hiện tượng đáng phê phán vì nó gây hại cho cả cá nhân và xã hội.

      - Hành động:

      + Thực hành tiết kiệm

      + Sử dụng thời gian hợp lí. Xác định mục đích sống, lí tưởng sống của bản thân để chuyên tâm theo đuổi khát vọng của mình.

      *Đúc kế lại vấn đề

      Câu 2 (5,0 điểm)

      Dàn ý tham khảo

      1. Mở bài

      - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

      + Viễn Phương - là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

      +“Viếng lăng Bác”- bài thơ mng đậm chất trữ tình đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

      - Khái quát đoạn thơ: hai khổ thơ nằm ở phần đầu tác phẩm nói về cảm xúc của của tác giả khi đến thăm lăng.

      2. Thân bài

      *Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác

      Cảm xúc của một người con đã đi từ một nơi rất xa cả về không gian và thời gian, giờ đây giờ phút được trở về bên Bác đã được diễn tả sâu sắc trong khổ thơ này:

      – Nhà thơ kể: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Câu thơ mởđầu như một lời thông báo ngắn gọn, lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng trong nó biết bao điều sâu xa, Nhà thơ nói mình ở miền Nam, ở tuyến đầu của Tổ quốc, ở nơi máu đổ suốt mấy chục năm trời. Như vậy, không đơn giản là chuyên đi thăm công trình kiến trúc, không chỉ chiêm ngưỡng trước di hài một vĩ nhân mà đó là cây tìm về cội, lá tìm về cành, máu chảy về tim, sông trở về nguồn. Đó là cuộc trở về để báo công với Bác, để được Bác ôm vào lòng và ngợi khen.

      – Nhà thơ xưng “con” và chữ “con” ở đầu dòng thơ, đầu bài thơ. Trong ngôn từ của nhân loại không có một chữ nào lại xúc động và sâu nặngbằng tiếng “con”. Cách xưng hô này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Đồng thời, cũng diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

      – Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”:

      + “Viếng”: là đến chia buồn với thân nhân người chết.

      + “Thăm”: là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống.

      -> Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc. Đồng thời gợi sự thân mật, gần gũi: Con về thăm cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng khát khao mong nhớ bấy lâu.

      => Câu thơ không có một dụng công nghệ thuật nào nhưng lại vô cùng gợi cảm, dồn nén biết bao cảm xúc. Cách xưng hôvà cách dùng từ của Viễn Phương giúp cho người đọc cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha. Đó không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà còn là tình cảm chung của dân tộc Việt Nam. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm như thế với Bác Hồ kính yêu.

      – Đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát được,cảm nhận được, và có ấn tượng đậm nét là hình ảnh hàng tre. Khi xây dựng lăng Bác, các nhà thiết kế đã đưa về từ mọi miền đất nước các loài cây, loài hoa, tiêu biểu cho mọi miền quê hương đất nước để trồng ở lăng Bác bởi Bác là một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên và Bác cũng là biểu tượng cho tinh hoa, cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Và ai đã từng đến lăng Bác đều có thể nhận thấy hình ảnh đầu tiên về cảnh vật hai bên lăng là những hàng tre đằng ngà bát ngát. Nhà thơ Viễn Phương cũng vậy!

      + Sự xuất hiện của hàng tre trong thơ Viễn Phương không chỉ có ý tả thực, nhà thơ đã viết hình ảnh hàng tre với bút pháp tượng trưng, biểu tượng (gợi ra một điều gì đó từ một hình ảnh ẩn dụ lớn).

      + Hình ảnh thực: Trước hết, hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam.

      + Hình ảnh ẩn dụ: Hình ảnh hàng tre còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam.

      _ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn, gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua.

      _ “Đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục, tất cả vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

      -> Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương quanh lăng Bác, nhà thơ đã suy nghĩ, liên tưởng và mở rộng khái quát thành một hình ảnhhàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Dù gặp bão táp mưa sa – gặp những thăng trầm trong cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước, vẫn “đứng thẳng hàng”, vẫn đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục. Niềm xúc động và tự hào về đất nước, về dân tộc, về những con người Nam Bộ đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi” đứng ở đầu câu.

      -> Hàng tre ấy như những đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên đất nước Việt Nam tụ họp về đây xum vầy với Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Nơi Bác nghỉ vẫn luôn xanh mát bóng tre xanh.

      => Chỉ một khổ thơ ngắn thôi nhưng cũng đủ để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

      *Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:

      – Nhà thơ đã sử dụng một ẩn dụ nghệ thuật tuyệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng Bác:

      Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

      Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

      + Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng.

      + Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hi sinh để đi tới chiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bác như: “Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Cái nghĩa, cái nhân lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người.

      + Từ láy “ngày ngày” đứng ở đầu câu vừa diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên vừa góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người và giữa thiên nhiên vũ trụ.

      – Hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêutả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng:

      Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

      Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

      + Từ láy “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”.

      + Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”.

      _ Chúng ta có thể hiểu “tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình.

      _ “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người.

      -> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ.

      3. Kết bài

      - Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật làm nên đoạn thơ: + Với thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng. + Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn...

      Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương năm 2020

      Trích dẫn đề thi:

      I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm). 

      Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

      Thình lình đèn điện tắt 
      phòng buyn - đinh tối om
      vội bật tung cửa sổ
      đột ngột vầng trăng tròn

      Ngửa mặt lên nhìn mặt 
      có cái gì rưng rưng
      như là đồng là bể
      như là sông là rừng

      Xem chi tiết đề và đáp án tại: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Bình Dương

      Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương năm 2019

      Câu 1 (2.0 điểm)

      Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

      "... Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, thương lượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đấy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.

      Xem đầy đủ trong Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Bình Dương

      Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương năm 2018

      Câu 1 (2.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

      .... "Người đồng mình thương lắm con ơi

      Cao đo nỗi buồn

      Xa nuôi chí lớn.

      Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

      Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

      Sống trong thung không chê thung nghèo đói

      Sống như sông như suối

      Lên thác xuống ghềnh

      Không lo cực nhọc

      Người đồng mình thô sơ da thịt

      Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...

      (Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

      Chi tiết: Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Bình Dương 2018

      Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Dương 2022 và các năm trước.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM