Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc) mới đây vừa ra đề thi thử lần 3 khảo sát chất lượng môn Hóa học dành cho học sinh lớp 12 năm học 2019 - 2020 giúp các em ôn tập và thử sức làm đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa có đáp án tại nhà.
Đề thi thử
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Mã đề thi: 111 |
ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2019-2020 Tên môn: Hóa 12 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 41: Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?
A. Fe.
B. Fe2O3.
C. Fe2(SO4)3.
D. Fe(NO3)2.
Câu 42: Hợp chất thuộc loại dissaccarit là
A. Tinh bột.
B. Mantozơ.
C. Xenlulozơ.
D. Glucozơ.
Câu 43: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
C. Dung dịch glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom.
D. Dung dịch glucozơ và saccazozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
Câu 44: Chất nào sau đây không phải là este?
A. HOOCCH3.
B. CH3COOC2H3.
C. C6H5OCOCH3.
D. HCOOCH3.
Câu 45: Dãy kim loại điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Mg, Cu và Fe.
B. Al, Zn và Ca.
C. Cu, Fe và Cr.
D. Cr, Na và Hg.
Câu 46: Nước cứng tạm thời là nước loại nước có chứa anion
A. HCO₃⁻.
B. NO₃⁻.
C. HSO₄⁻.
D. SO₄²⁻.
Câu 47: Dung dịch nào sau đây có \(pH<7\)?
A. Anilin.
B. Glutamic.
C. glixin.
D. lysin.
Câu 48: Dung dịch nào sau đây không hòa tan được Al(OH)3?
A. NaHSO4.
B. NaOH.
C. HCl.
D. NH3.
Câu 49: Cho các polime sau: Cao su buna, bông, len, xenlulozơ, poli(vinyl clorua), poli etylen, tơ tằm, tơ visco, tơ enang. Số polime thuộc loại polime tự nhiên
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 4.
Bạn đang xem đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa 2020 lần 3 trường THPT Nguyễn Viết Xuân (có đáp án)
Câu 50: Phèn chua có công thức hóa học là
A. AlCl3.KCl. 12H2O.
B. (NH4)2SO4. K2SO4. 24H2O
C. (NH4)2SO4. K2SO4. 12H2O
D. Al2(SO4)3. K2SO4. 24H2O
Câu 51: “Nước đá khô” được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của nước đá khô là
A. SO2.
B. H2O.
C. CO.
D. CO2.
Câu 52: Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butan.
B. Etan.
C. Metan.
D. Propan.
Câu 53: Quặng manhetit có công thức phân tử là
A. Fe3O4.
B. Fe2O3.
C. FeS2.
D. FeCO3.
Câu 54: Kim loại nào có tính khử mạnh nhất?
A. Mg.
B. Ag.
C. Cs.
D. Fe.
Câu 55: Thành phần chính của phân đạm ure là
A. NH4Cl.
B. (NH4)2SO4.
C. (NH2)2CO.
D. NH4NO3.
Câu 56: Kim loại nào có khả năng dẫn điện tốt nhất?
A. Au.
B. Ag.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 57: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hai muối?
A. Cl2 + KOH→.
B. Fe3O4 + HCl→.
C. NO2 + NaOH (dư)→.
D. NaHCO3 + Ca(OH)2 (dư)→.
Câu 58: Cho 0,15 mol glyxin tác dụng vừa đủ với Vml NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 75.
B. 300.
C. 150.
D. 100
Câu 59: Cho sơ đồ:
(NH4)2SO4 + X → NH4Cl + Y → NH4NO3
Trong sơ đồ X, Y lần lượt là các chất:
A. HCl, HNO3
B. BaCl2, AgNO3
C. CaCl2, HNO3
D. HCl, AgNO3.
>> Tài liệu liên quan: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Hóa Chuyên Lương Văn Chánh (lần 1)
Câu 60: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 21,6.
C. 27.
D. 32,4.
Câu 61: Thủy phân este X có công thức phân tử C5H8O2, thu được andehit axetic. Tên gọi của X là
A. Vinyl acrylat.
B. Vinyl axetat.
C. Metyl metacrylat.
D. Etyl acrylat.
Câu 62: Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất Fe3+?
A. Fe + H2SO4 (đặc, nguội).
B. Fe + AgNO3 (dư).
C. Fe + H2SO4 (loãng, nóng).
D. Fe (dư) + HNO3 (đặc, nóng).
Câu 63: Cho 1ml dung dịch AgNO3 1% vào một ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 1M cho đến khi kết tủa tạo thành tan hết tạo dung dịch trong suốt. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch chất X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở nhiệt độ khoảng 60-700c trong vòng vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kết tủa màu sáng bạc. Chất X là
A. glixerol.
B. Metylfomat.
C. Etanol.
D. But-1-in.
Câu 64: X là hợp chất tripeptit được tạo ra từ 2 phân tử Ala và 1 phân tử Lys. Số nguyên tử Nitơ có trong X là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 65: Cho các phân tử và ion sau: HI, HCO3-, H2O, Zn(OH)2¬, NH4+, HS-, Zn2+. Số phân tử (ion) có tính lưỡng tính là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 66: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Al bằng nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa một chất tan duy nhất và 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 12,5.
B. 5.
C. 6,5.
D. 10,7.
Câu 67: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. C6H5NH2 + HCl.
B. C6H5OH + HCl.
C. H2N−CH2−COOH + CH3−OH.
D. HCOOH + NaHCO3.
Câu 68: Hiđrat hóa but-1-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metylpropan-2-ol.
B. 2-metylpropan-1-ol.
C. butan-2-ol.
D. butan-1-ol.
Câu 69: Cho 100ml dung dịch AlCl3 0,2M tác dụng với V(ml) dung dịch NaOH 0,1M, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,78 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 150.
B. 250.
C. 300.
D. 100.
Câu 70: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) đi qua than nung đỏ, thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, CO2 và H2. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch có chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55.
B. 19,7.
C. 9,85.
D. 15,76.
Câu 71: Hợp chất X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ số mol):
C10H8O4 + 2NaOH→ X1 + X2
X1 + 2HCl → X3 + 2NaCl
nX3 + nX4→ poli(etylen-terephtalat) + 2H2O.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số nguyên tử H trong phân tử X3 bằng 8.
B. Oxi hóa không hoàn toàn etylen bằng KMnO4 ta thu được X2.
C. Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím hóa hồng.
D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
Câu 72: Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 2,5m +8,49) gam muối khan. Kim loại M là
A. Zn.
B. Mg.
C. Ca.
D. Cu.
Câu 73: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong dung dịch NaOH ta thu được muối của axit oleic và axit linoleic. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo trên cần 76,32 gam O2, thu được 75,24 gam khí CO2. Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 150.
B. 100.
C. 120.
D. 240.
Câu 74: Cho x mol K tan hết vào dung dịch có chứa y mol HCl, sau đó nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa x và y là
A. \(x>y\).
B. \(y<>
C. \(x<>
D. \(x=y.\)
Câu 75: Lên men 81 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất cả quá trình lên men đạt 80%). Hấp thụ hoàn toàn lượng CO2 sinh ra vào 350ml dung dịch Ca(OH)2 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40.
B. 60.
C. 70.
D. 50.
Xem thêm tài liệu thi thử hóa 2020 của Hà Nội: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Hóa lần 1 của Sở GD&ĐT Hà Nội
Câu 76: Hiđrocacbon mạch hở X (\(26 < MX < 58\)). Trộn m gam X với 0,52 gam stiren thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng Y trên làm mất màu tối đa a gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 56,0.
. 8,0.
C. 16,0.
D. 4,8.
Câu 77: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N).
Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 9,17.
B. 7,57.
C. 2,77.
D. 5,97.
Câu 78: Đun nóng 0,07 mol hỗn hợp A gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH chỉ thu được dung dịch chứa 0,14 mol muối của glyxin và 0,2 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,656 gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 18,5.
B. 17,2.
C. 16,1
D. 14,1.
Câu 79: Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp A gồm hai este X, Y thuần chức (\(MX
A. Tỉ lệ số mol giữa X và Y trong hỗn hợp là 7 : 3.
B. Khối lượng ancol lớn hơn thu được là 5,52 gam.
C. Phần trăm khối lượng cacbon trong axit cacboxylic Z gần bằng 26,67%.
D. Axit cacboxylic Z có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 80: X là trieste của glixerol và hai axit Y, Z (Y thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic và Z thuộc dãy đồng đẳng của axit/.it acrylic). Cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam muối và glixerol. Lượng glixerol phản ứng vừa đủ với 1,225 gam Cu(OH)2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 38,8.
B. 13,1.
C. 42,4.
D. 31,8.
- HẾT -
Vậy là Đọc tài liệu đã tổng hợp giúp các em một đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Lý khá hay của trường THPT Nguyễn Viết Xuân lần thi thử thứ 3. Hãy thử sức làm đề thi trong 50 phút và thử so sánh đối chiếu với đáp án chính thức bên dưới em nhé!
- Đề tham khảo tốt nghiệp THPT môn Hóa 2020 có đáp án của Bộ GD&ĐT -
Đáp án
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
---|---|---|---|---|---|---|---|
41 | D | 51 | D | 61 | A | 71 | A |
42 | B | 52 | C | 62 | B | 72 | A |
43 | B | 53 | A | 63 | B | 73 | C |
44 | A | 54 | C | 64 | D | 74 | A |
45 | C | 55 | C | 65 | A | 75 | B |
46 | A | 56 | B | 66 | A | 76 | B |
47 | B | 57 | D | 67 | B | 77 | A |
48 | D | 58 | C | 68 | C | 78 | D |
49 | D | 59 | B | 69 | C | 79 | D |
50 | D | 60 | D | 70 | C | 80 | C |
-/-
Trên đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Hóa của THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc) lần 3. Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Hóa của các tỉnh khác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.