Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi

Xuất bản: 05/03/2024 - Tác giả:

5+ mẫu đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... mà tác giả Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Hướng dẫn viết đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng, dàn ý chi tiết kèm theo TOP 5+ đoạn văn hay tham khảo.

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng

- Thái độ ung dung, tự tại

+ Nguyễn Công Trứ thể hiện thái độ "ngất ngưởng" trước những biến cố cuộc đời.

+ Ông không màng đến sự được - mất, khen - chê, may - rủi.

+ Quan niệm sống của ông là "được - mất", "khen - chê" đều là lẽ thường tình của cuộc sống.

- Lối sống phóng khoáng, tự do

+ Tác giả tự do thể hiện bản thân, không gò bó bởi những quy tắc, lễ giáo.

+ Ông sống theo ý thích, không quan tâm đến lời dèm pha của thiên hạ.

+ Lối sống này thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của một người tài hoa, có tầm nhìn xa trông rộng.

- Niềm tự hào về bản thân

+ Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng, công lao của mình.

+ Ông khẳng định vị trí độc đáo của mình trong xã hội: "Trong triều ai ngất ngưởng như ông".

- Quan niệm sống tích cực

+ Dù trải qua nhiều thăng trầm, tác giả vẫn giữ niềm lạc quan, yêu đời.

+ Biết "vui thú thanh nhàn", "cười chơi với gió trăng".

+ Sống một cuộc đời thanh cao, không vướng bận phiền muộn.

+ Ông tin tưởng vào khả năng của bản thân và luôn hướng tới tương lai tươi sáng.

TOP 5+ đoạn văn mẫu bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 1

Qua bài “Bài ca ngất ngưởng”, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ. Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia. Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 2

Trong cuộc sống, sự được mất, khen chê, may rủi… luôn hiện hữu là hai mặt của vấn đề và nó xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua cái nhìn của “Nguyễn Công Trứ” trong “Bài ca ngất ngưởng”, ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến sức mình vì đất nước, nhưng nay thì không và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê… ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng túng của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê… bởi tất cả chỉ là những lời nói, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách có chừng mực.

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 3

Được mất, khen chê, may rủi là những điều rất tự nhiên, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua góc nhìn của Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng", ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến hết sức mình vì đất nước, nhưng nay ông đã chấp nhận rời bỏ và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê ... ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc đến, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng khoáng, tự do của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê ở đời... bởi tất cả chỉ là những lời nói thoáng qua, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách chừng mực.

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 4

Trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Cách ứng xử khôn khéo hòa nhã, sẽ được nhiều người yêu quý, kính nể tôn trọng. Trong công việc làm ăn kinh doanh bạn dễ dàng thiết lập được các quan hệ tốt với đối tác. Trong cuộc sống bạn dễ dàng tạo mối quan hệ thân thiết với những người xung quanh mình, tạo được uy tín, tiếng nói riêng. Trong học tập khi bạn biết cách cư xử, thì được bạn bè nể phục yêu mến. Giỏi mà không kiêu căng tự phụ, biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, đó mới là điều đáng trân trọng. Trong xã hội rất nhiều người thiếu may mắn hơn chúng ta, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn bần cùng phải đi ăn xin, ăn mày sống cảnh lang thang đầu đường, nhưng không ít nhà hảo tâm đã giúp đỡ họ tạo cho họ những mái nhà chung, những nơi che nắng che mưa, tạo công ăn việc làm cho họ.

Cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 5

“Bài ca ngất ngưởng” của tác giả Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của ông có nguồn gốc từ những quan niệm của Nho giáo, chính là đề cao tinh thần trung quân ái quốc và đó cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy mới lạ, hiện đại. Ông không bó buộc mình vào những tư tưởng Nho học mà đi theo lối đi riêng của mình nhưng vẫn thể hiện được tư tưởng trung với vua hiếu với dân. Đây chính là điểm nhấn riêng của Nguyễn Công Trứ. Ông từng nắm nhiều vị quan trọng trong kinh thành và có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quê hương, làng xóm, ổn định cuộc sống cho người dân với tinh thần trách nhiệm cao nhất của ông. Theo quan niệm của Ngo giáo dù có tài giỏi lối lạc đến đâu cũng phải khiêm tốn nhưng Nguyễn Công Trứ lại đi ngược lại với quan niệm ấy. Ông tự tin, mạnh dạn khẳng định vai trò và tài năng của bản thân mình Làm phá vỡ rào cản của Nho giáo. Một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước. “Bài ca ngất ngưởng” cũng nhắc đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những quan to trong triều đình nhưng hai ông cũng không màng danh lợi chọn lui về ở ẩn giữa lúc bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua với nhau. Khi nói đến các chức quan của mình ông chỉ dùng những từ ngắn gọn, loa qua chứng tỏ ông là một người không coi trọng công danh, mà chỉ là trách nhiệm của một đấng nam nhi khi đứng trong vũ trụ. Do đó mà đối với ông dù đã giữ nhiều chức quan lớn nhưng đối với ông cũng không có gì quan trọng. Điều đó khiến ông thể hiện được cái tôi của bản thân trong toàn bài.

-/-

Trên đây là mẫu dàn ý và một số đoạn văn bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi mà tác giả Nguyễn Công Trứ đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng do Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em có thêm những ý văn hay cho bài làm của mình. Chúc các em học tốt!

Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu 11 hay nhất / Đọc Tài Liệu

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM