Bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Xuất bản: 15/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Con cò ngữ văn 9.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần soạn bài Con cò của Chế Lan Viên chi tiết nhất.

Đề bàiTrong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.

Trả lời bài 3 trang 48 SGK văn 9 tập 2

Cách trả lời 1:

Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

- Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

- Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

>>> Đọc thêm: Những bài văn hay phân tích bài thơ Con cò

Cách trả lời 2:

Những câu ca dao đã được vận dụng trong bài thơ:

- Con cò bay lả, bay la,

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.

Con cò bay lả, bay la,

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.

- Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ. Đây là sự vận dụng ca dao một cách độc đáo, sáng tạo.

Cách trả lời 3:

Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao được vận dụng là :

 - Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

   - Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

   - Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

   Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

   Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ các câu ca dao, tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ chứ không lấy nguyên vẹn. Cách vận dụng ấy ít nhiều thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của “con cò”.

Tham khảo thêmCảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Trên đây là những gợi ý chi tiết trả lời câu hỏi bài 3 trang 48 SGK ngữ văn 9 tập 2 đã được chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Con cò tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM