Bài 2 trang 8 SGK Toán 8 tập 2

Xuất bản: 23/09/2019 - Cập nhật: 23/03/2022 - Tác giả:

Bài 2 trang 8 sgk Toán 8 tập 2 được hướng dẫn chi tiết giúp bạn giải bài 2 trang 8 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập 2 đúng và ôn tập các kiến thức đã học.

Lời giải bài 2 trang 8 sgk Toán 8 tập 2 được chia sẻ với mục đích tham khảo cách làm và so sánh đáp án. Cùng với đó góp phần giúp bạn ôn tập lại các kiến thức Toán 8 bài 2 chương 3 phần đại số để tự tin hoàn thành tốt các bài tập về phương trình bậc nhất một ẩn khác.

Lý thuyết cần nhớ Toán 8 bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

- Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

- Quy tắc chuyển vế: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

- Quy tắc nhân với một số:

+ Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.

+ Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.

- Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn: Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.

Trên đây là nội dung khái quát lý thuyết cần ghi nhớ. Để các em hiểu và nắm được các dạng bài cơ bản cũng như cách giải bài, Đọc tài liệu đã biên soạn Lý thuyết phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải cho các em tham khảo.

Đề bài 2 trang 8 SGK Toán 8 tập 2

Câu 1

Giải các phương trình:

a) \(x - 4 = 0\)

b) \(\dfrac{3}{4} + x = 0\)

c) \(0,5 – x = 0\)

Câu 2

Giải các phương trình :

a) \(\dfrac{x}{2} =  - 1\)

b) \(0,1x=1,5\)

c) \(-2,5x=10\)

Câu 3

Giải phương trình: \(-0,5x + 2,4 = 0.\)

Giải bài 2 trang 8 sgk Toán 8 tập 2

Hướng dẫn cách làm

Câu 1: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Câu 2:

Sử dụng

a) Quy tắc chuyển vế

Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

b) Quy tắc nhân với một số

Trong một phương trình, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác \(0\).

Câu 3:

Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\) được giải như sau:

\(ax + b = 0 \Leftrightarrow  ax = -b  \Leftrightarrow  x = \dfrac{-b}{a}\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất  \(x =   \dfrac{-b}{a} \)

Bài giải chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 2 trang 8 SGK Toán 8 tập 2 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

Giải câu 1

a) \(x - 4 = 0\)

\(⇔ x = 0 + 4\) (chuyển vế \(-4\) từ VT sang VP)

\(⇔ x = 4\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất \(x = 4\).

b) \(\dfrac{3}{4} + x = 0\)

\(⇔ x = 0-\dfrac{3}{4}\) (chuyển vế  \(\dfrac{3}{4}\) từ VT sang VP)

\(⇔ x = -\dfrac{3}{4}\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất \(x=-\dfrac{3}{4}\)

c) \(0,5 - x = 0\)

\(⇔ 0,5-0=x\) (chuyển \(-x\) từ VT sang VP, \(0\) từ VP sang VT)

\(⇔ x = 0,5\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất \(x = 0,5\).

Trong đó: VT là vế trái

VP là vế phải.

Giải câu 2

\(\eqalign{ & a)\,\,{x \over 2} = - 1 \cr & \Leftrightarrow x = \left( { - 1} \right).2 \cr & \Leftrightarrow x = - 2 \cr} \)

Vậy phương trình có nghiệm \(x=-2\)

\(\eqalign{ & b)\,\,0,1x = 1,5 \cr & \Leftrightarrow x = 1,5:0,1 \cr & \Leftrightarrow x = 15 \cr}\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x=15\).

\(\eqalign{ & c)\,\, - 2,5x = 10 \cr & \Leftrightarrow x = 10:\left( { - 2,5} \right) \cr & \Leftrightarrow x = - 4 \cr} \)

Vậy phương trình có nghiệm \(x=-4\).

Giải câu 3

\(- 0,5x + 2,4 = 0\)

\(⇔ -0,5x = -2,4\)

\(⇔ x = \dfrac{{ - 2,4}}{{ - 0,5}}\)

\(⇔ x = 4,8\)

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất \(x = 4,8\)

Trên đây là toàn bộ lời giải các câu hỏi trong Bài 2 trang 8 SGK Toán 8 tập 2. Nhằm giúp các em luyện tập thêm giải bài tập Toán 8 bài 2, Đọc tài liệu biên soạn lời giải phần Luyện tập giúp các em tham khảo và kiểm tra lại đáp án sau khi tự giải bài ở nhà của mình. Dưới đây là tổng hợp các bài tập về nhà cần giải. Xem chi tiết hướng dẫn giải bài:

Bài tập về nhà

Bài 6 trang 9 SGK Toán 8 tập 2: Tính diện tích của hình thang ABCD (h.1) theo x bằng hai cách: 1) Tính theo công thức S = BH x (BC + DA) :2....

Bài 7 trang 10 SGK Toán 8 tập 2: Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau: a) 1 + x = 0; b) x + x^2 = 0; c) 1 -2t = 0; ...

Bài 8 trang 10 SGK Toán 8 tập 2: Giải các phương trình: a) 4x - 20 = 0; b) 2x + x +12; c) x -5 = 3 - x; d) 7 -3x = 9 - x.

Bài 9 trang 10 SGK Toán 8 tập 2: Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm...

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án bài 2 trang 8 sgk toán 8 tập 2. Mong rằng những bài hướng dẫn giải toán 8 của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM