Bài 2 trang 164 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 23/11/2019 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 164 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Khe chim kêu ngữ văn 10.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 164 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Khe chim kêu của Vương Duy với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.

Đề bàiMối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời bài 2 trang 164 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

- Trong bài thơ, tác giả dùng động để tả tĩnh, tiếng kêu của chim núi là âm thanh động nhưng âm thanh ấy càng làm nổi bật cái vắng lặng, tịch mịch của đất trời. Tiếng chim cất lên ngay lập tức bị nuốt chửng bởi cái vắng lặng của cảnh vật.

- Hình ảnh vầng trăng là tác nhân dẫn đến âm thanh trong không gian. Hình ảnh vầng trăng đã khiến chim núi giật mình mà cất tiếng hót.

Tham khảoPhân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy

Cách trả lời 2

Hoa quế rất nhỏ vậy mà nhân vật trữ tình vẫn nghe được, cảm nhận được hoa rơi, trăng lên không tiếng mà lại làm cho "chim núi giật mình" → cái tĩnh của không gian được khắc họa, miêu tả qua cái động vô hình của những những sự vật vô cùng khẽ khàng. Và sau vài tiếng kêu thưa thớt của “sơn điểu” đêm lại càng tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng của đêm và của lòng người.

Cách trả lời 3

Mối quan hệ giữa động với tĩnh, hình và âm:

+ Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

+ Tiếng rơi của hoa quế ta thấy được cái tĩnh của màn đêm, tâm hồn thi nhân

+ Qua hình ảnh trăng lên, tiếng kêu thảng thốt giật mình của con chim cái tĩnh hiện ra

- Sự tĩnh lặng của màn đêm, sự tĩnh lặng của lòng người có thể cảm nhận được những chuyển động khẽ khàng nhất trong cuộc sống.

Cách trả lời 4

Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Qua cái động của tiếng hoa quế rơi để thấy được cái tĩnh của màn đêm và của tâm hồn thi nhân, qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì thảng thốt giật mình của con chim núi mà nhận thấy được bức tranh đêm tĩnh lặng như tờ. Tĩnh lặng đến độ một sự thay đổi rất khẽ về ánh sáng thôi cũng khiến con vật giật mình.

Xem thêm

Bài 1 trang 164 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi...

Trên đây là 4 cách trả lời bài 2 trang 164 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Khe chim kêu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM