Trang chủ

Tập đọc: Trăng ơi...từ đâu đến?

Xuất bản: 22/08/2019

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Trăng ơi...từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được tổng hợp đầy đủ các nội dung hướng dẫn đọc bài, nội dung, ý nghĩa bài học và gợi ý trả lời câu hỏi SGk.

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Trăng ơi...từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được chia sẻ chi tiết phía dưới để cho các em học sinh tìm hiểu bài trước khi tới lớp, chủ động nắm bắt được các nội dung chính của bài, và sau đó là giải quyết những câu hỏi luyện tập về bài thơ đó.


>> Bài trước: Kể chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng

Hướng dẫn đọc bài

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.

Chú thích

- Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.

Trăng ơi...từ đâu đến?

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân

Trăng ơi... từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em...

Trần Đăng Khoa

Kiến thức cần nhớ

Tóm tắt nội dung bài thơ Trăng ơi từ đâu đến?

Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều.

Ý nghĩa bài thơ Trăng ơi từ đâu đến?

Hiểu được bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 108 SGK

Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

Trả lời:

Trăng được so sánh với "quả chín hồng" và "tròn như mắt cá".

Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

Trả lời:

Là vì: Trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà hoặc trăng đến từ biển xanh VI trang tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?

Trả lời:

Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân - Tất cả đều gần gũi thân thiết.

Câu 4 (trang 108 sgk Tiếng Việt 4 tập 2):

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đốì với quê hương đất nước như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả.

>>> Bài tiếp theo: Luyện tập tóm tắt tin tức trang 109

***

Soạn bài Tập đọc lớp 4: Trăng ơi...từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp đầy đủ, ngắn gọn và chính xác phía trên cho các em tham khảo. Chúc em có tiết học tập đọc bài thơ Trăng ơi...từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng khoa.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM