Soạn bài Chính tả lớp 4: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ...? trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 với các nội dung về nhận biết tr/ch; êt/êch và phân biệt tr/ch; êt/êch trong nói - viết qua bài chính tả. Thêm vào đó là nội dung gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa, giúp các em học sinh được thực hành nhiều hơn với các âm, vần dễ gây nhầm lẫn này.
>>Bài trước: Tập đọc Đường đi Sa Pa
Kiến thức cần nhớ
1. Phân biệt tr/ch
- Một số từ có chứa phụ âm đầu tr: trong trắng, trẻ trung, trí nhớ, trưng bày, trợ giúp, trao tặng, đánh tráo, quả trứng,…
- Một số từ có chứa phụ âm đầu ch: chung thuỷ, chong chóng, ý chí, chưng cất, cái chợ, bát cháo, chứng minh,….
2. Phân biệt êt/êch
- Một số từ có chứa vần êt: lê lết, mệt mỏi, thêu dệt, y hệt, nết na, chết chóc, liên kết, con rết, mê mệt, chấm hết,…
- Một số từ có chứa vần êch: con ếch, chênh lệch, trắng bệch, nhếch nhác, kệch cỡm, ….
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Nghe - viết "Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4...? (SGK TV4 tập 2 trang 103).
Trả lời:
Bạn đọc, em viết và ngược lại. Sau đó kiểm tra lẫn nhau
Câu 2 (trang 104 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tìm tiếng có nghĩa:
a) Các âm đầu tr, ch có thể ghép với những vần nào đã cho (ai, am, an, âu, ăng, ân) để tạo thành những tiếng có nghĩa. Đặt câu với những tiếng vừa tìm được.
b) Các vần êt, êch có thể ghép sao để thành tiếng có nghĩa?
Trả lời:
a) Các âm đầu "tr, ch" có thể ghép với những vần sau:
tr: - trai, trải, trái, trại - tràm, trám, trảm, trạm - tràn, trán - trâu, trầu, trấu, (cây) trẩu - trăng, trắng - trân, trần, trấn, trận
* Đặt câu:
- Con trai lớp mình đứa nào cũng giỏi thể thao
- Ở vùng em vừa mới phát hiện một loại trái cây mà thị trường rất ưa chuộng
- Nước tràn hồ rồi sao em không khóa vòi nước lại.
ch: - chai, chài, chái, chải, chãi - chàm, chạm - chan, chán, chạn - châu, chầu, chấu, chậu, chẩu - chăng, chằng, chẳng, chặng - chân, chần, chẩn *
Đặt câu:
- Dân chài lưới ai cũng khỏe mạnh vạm vỡ.
- Những nét chạm trổ trên tủ thờ thật là kì công.
- Tay bé bẩn rồi ra ngoài chậu nước rửa đi!
- Chúng ta đã vượt qua được một chặng đường vất vả.
- Những từ ngữ quan trọng cần phải gạch chân cho dễ nhớ.
b. Các vần êt, êch có thể ghép với những âm đầu nào đã cho để tạo thành tiếng có nghĩa. * êt: - bết, bệt - chết - dết, dệt - hết, hệt - kết - tết
* Đặt câu: - Mệt quá, nó ngồi bêt xuống đất.
- Chết thật, mải chơi chưa làm xong bài tập.
- Bài ca "Bên cầu dêt lụa" hay quá!
- Con bé giống hêt mẹ
- Bạn gì ơi, chúng mình kết bạn với nhau nhé.
- Mẹ em thường tết hai bím tóc cho bé Na.
Câu 3 (trang 104 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng các ô số (1) chứa tiếng có âm "tr hay ch", còn các ô số (2) chứa tiếng có vần "êt hay êch".
Trả lời:
"Sơn ............ nghếch mắt ............ châu Mĩ ............ kết thúc ............ nghệt mặt ............ trầm trồ ............ trí nhớ ............"
>> Bài tiếp theo: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm
***
Soạn bài Chính tả lớp 4: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ...? trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 hi vọng sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp.