Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn phần Ôn tập bài 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo dựa trên sách giáo viên, các em có thể tham khảo dưới đây.
Soạn bài Ôn tập bài 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?
Trả lời:
Dựa vào khái niệm và đặc điểm của truyện ngụ ngôn đã được cung cấp thông tin ở phần Tri thức ngữ văn, các em có thể khẳng định rằng 4 văn bản trên đúng là truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?
Trả lời:
Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã phải trả giá bằng cả sinh mạng hoặc thương vong do mâu thuẫn xô xát, đánh nhau.
Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là: Bài học về nhận thức bản thân, nhận thức thế giới và các sự vật, nắm bắt lẽ phải trong các tình huống đời sống.
Câu 3. Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
Về câu chuyện Hai người bạn đồng hành và con gấu:
Tính cách người bạn bỏ rơi bạn, chạy tháo thân: ích kỉ, không đáng tin, tò mò,...; tính cách người bị bỏ rơi: bình tĩnh, hóm hỉnh.
Ấn tượng: có thể em sẽ ấn tượng về sự may mắn của ngưởi bạn bị bỏ rơi, sự ích kỉ của người bạn trốn sau bụi cây, sự hóm hỉnh của người bạn hoặc tính bất ngờ của câu nói.
Về câu chuyện Chó sói và chiên con.
Ấn tượng: một chú chiên con non nớt, đáng thương; một gã sói tàn bạo bất chấp lẽ phải.
Câu 4.
a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhận vât/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì?
b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp.
Trả lời:
a. Cần đọc hiểu nội dung truyện muốn truyền tải, không thêm thắt những điều không đúng vào truyện và cần có một giọng điệu hay, dí dỏm.
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách: biết nút thắt của câu chuyện để đọc nhấn mạnh vào; có thể kết hợp các động tác miêu tả xen vào khi kể.
Câu 5. Cho biết:
a. Nên chuẩn bị và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn?
b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào?
Trả lời:
a. Kể chuyện ngắn gọn, hài hước giúp làm nổi bật bài học.
b. Vận dụng một số kĩ thuật và thường xuyên luyện tập để có thể sử dụng và thương thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe.
Câu 6. Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng.
Trả lời:
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng:
- Không lạm dụng dấu chấm lửng.
- Cần sử dụng dấu chấm lửng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mục đích của từng câu.
- Không nên đặt dấu chấm lửng sai vị trí, tránh làm sai lệch ý câu văn.
Xem thêm: Nêu một số lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng
Câu 7. Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn.
Trả lời:
Bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn ở trên:
- Đời sống có nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến sau lầm trong nhận thức, hành động và ứng xử, cần tỉnh táo cảnh giác để tránh sai lầm.
- Mỗi câu chuyện trong truyện ngụ ngôn hay lời khuyên trong ca dao, tục ngữ, gắn với tình huống đều hàm chứa một bài học mà người đọc cần chú ý ghi nhớ và áp dụng cho bản thân.
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn, khác với nhân vật loài vật trong truyện đồng thoại, thường là hiện thân của các ngộ nhận, hành động sai lầm mà người đọc, người nghe cần tránh.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần Soạn bài Ôn tập bài 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Chân trời sáng tạo thật tốt trước khi tới lớp.