Trang chủ

Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn

Xuất bản: 08/12/2022 - Tác giả:

Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một thiên cổ hùng văn có thích đáng không?

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 8 trang 39 thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ - SGK ngữ văn 10 tập 2

Câu hỏi: Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng không? Vì sao?

(Câu 8 trang 39 Ngữ văn 10 tập 2 

Chân trời sáng tạo)

Trả lời:

Cách trả lời 1:

- Giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

  • Đoạn 1: Khẩu khí, khẳng định, hùng hồn.
  • Đoạn 2: Xót thương, căm phẫn.
  • Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.
  • Đoạn 4: Khiêm tốn xen lẫn tự hào, hi vọng.

- Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng. Ở đây, có hai điều đáng bàn luận là "thiên cổ" và "hùng văn". Ta có thể khẳng định chắc chắn Bình Ngô đại cáo là "hùng văn". "Hùng văn" là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Trãi (theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu). Còn cho rằng Bình Ngô đại cáo là "thiên cổ" vì đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước. Vì vậy, nó cần và chắc chắn phải được lưu truyền đến muôn đời sau.

Cách trả lời 2:

- Giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: Khẩu khí, khẳng định, hùng hồn.

+ Đoạn 2: Xót thương, căm phẫn.

+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.

+ Đoạn 4: Khiêm tốn xen lẫn tự hào, hi vọng.

- Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng. Vì Bình Ngô đại cáo là áng văn tổng kết xuất sắc công cuộc kháng chiến chống Minh mười năm kiên trì, gian khổ và đi đến thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn, cũng là của toàn dân Việt Nam.

Cách trả lời 3:

- Sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:

+ Đoạn 1: Hùng hồn, khẩu khí, mang tính khẳng định.

+ Đoạn 2: Xót thương cho nhân dân, căm phẫn trước tội ác của giặc.

+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.

+ Đoạn 4: Khiêm tốn, tự hào, vui mừng.

- Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” hoàn toàn thích đáng, bởi:

+ Yếu tố “thiên cổ”: đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước.

+ Yếu tố “hùng văn”: có thể khẳng định chắc chắn Bình Ngô đại cáo là “hùng văn”. “Hùng văn” là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Trãi (theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu).

Xem thêm các câu hỏi khác trong phần soạn bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 8 trang 39: "Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn." thuộc nội dung soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM