Chứng minh nhân nghĩa trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Xuất bản: 08/12/2022 - Tác giả:

Chứng minh nhân nghĩa trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo.

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 3 trang 39 thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ - SGK ngữ văn 10 tập 2

Câu hỏi: Chứng minh "nhân nghĩa" trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

(Câu 3 trang 39 Ngữ văn 10 tập 2 

Chân trời sáng tạo)

Trả lời:

Cách trả lời 1:

"Nhân nghĩa" trong câu mở đầu là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài. Cụ thể, sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2. Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng. Tiếp đến phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền; Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.

Cách trả lời 2:

- “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “Bình Ngô”.

+ Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chỉ nhân để lay cùng bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

=> Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả.

Cách trả lời 3:

- Tư tưởng “nhân nghĩa”:

+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo là “yên dân”: làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc

+ Tư tưởng mới đó là “trừ bạo”: vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã khẳng định được sự chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Lời mở đầu có mối liên hệ với các phần 2, 3a, 3b và 4: Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi chứng minh hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với tư tưởng trên (Tội ác của kẻ thù). Từ đó, tác giả khẳng định việc dấy cờ khởi nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, dẫn đến chiến thắng của nghĩa quân sau này.

Xem thêm các câu hỏi khác trong phần soạn bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 3 trang 39: "Chứng minh nhân nghĩa trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" thuộc nội dung soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM