Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu hỏi 5 trang 39 thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ - SGK ngữ văn 10 tập 2
Câu hỏi: So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?
(Câu hỏi 5 trang 39 Ngữ văn 10 tập 2
Chân trời sáng tạo)Trả lời:
Cách trả lời 1:
So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài, mở ra hi vọng cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Cách trả lời 2:
Ở đoạn thứ 5 giọng điệu nghị luận là giọng tự hào, mãnh liệt. Thể hiện sự phấn khởi, hào hứng trước một kỉ nguyên mới tốt đẹp của dân tộc. Khẳng định về sự vững bền muôn đời.
Cách trả lời 3:
So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài hay chính là sự tổng kết những cuộc chiến thắng lịch sử vang dội của dân tộc. Vì vậy, giọng điệu nghị luận trở nên hùng hồn, tự hào, vui mừng, mang một niềm tin mới cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Xem thêm các câu hỏi khác trong phần soạn bài:
- Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích
- Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì
- Bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa
- Bạn hình dung về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b
- Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của Bình ngô đại cáo
- Có nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập
- Chứng minh nhân nghĩa trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
- Hãy tóm tắt các luận điểm chính trong Bình Ngô đại cáo
- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong phần 1, 2 của bài cáo
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với nghị luận trong phần 3a của bài cáo
- Cách sử dụng từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình ảnh ở bài cáo
- Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi 5 trang 39: "So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?" thuộc nội dung soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!