Đề bài: Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết:
Hỡi đồng bào cả nước. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
***
Dàn ý chi tiết phân tích phần mở đầu Tuyên ngôn độc lập liên hệ với Đại cáo bình Ngô
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích Tuyên ngôn độc lập
II. Thân bài
* Phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Nội dung: Đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao cả của con người không ai có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân. tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do...
+ Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ.
+ Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Người còn “Suy rộng ra cau ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
+ Rồi cuối cùng khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.
- Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.
+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp...
+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành được
+ Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng. Người đã phát triển quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tự tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
* Liên hệ phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
- Phần đầu Bình Ngô đại cáo: Nếu luận đề chính nghĩa.
+ Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa và đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo.
+ Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt: Cương vực lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt...
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của một lời tuyên ngôn.
- Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
+ Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học - nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lý cho mỗi tuyên ngôn.
+ Khác nhau: Mỗi tác giả đều sáng tạo với vẻ đẹp độc đáo riêng. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường "Nhân nghĩa" của dân tộc Việt Nam (yên dân, trừ bạo) còn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập trường quyền bình đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Bình Ngô đại cáo có phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt còn Tuyên ngôn độc lập ngoài việc tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam, Tuyên ngôn độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc. Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo khi văn sử bất phần còn tác phẩm của Hồ Chí Minh theo thể tuyên ngôn...
- Lí giải (khuyến khích HS).
+ Giống: bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lòng yêu nước, yêu nhân dân.
+ Khác: bởi vì hoàn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau, vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc, Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả tinh hoa văn hoá thế giới một cách có chọn lọc...
--------------------------------------------------------------------
Qua việc tham khảo những gợi ý cơ bản trong phần dàn ý phân tích phần đầu Tuyên ngôn độc lập liên hệ với Đại cáo bình Ngô trên đây, Đọc Tài Liệu hi vọng các bạn đã có những ý tưởng hướng đi đúng đắn cho bài viết của mình khi gặp đề bài dạng này. Các bạn cũng hoàn toàn có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc những phát hiện riêng, sáng tạo của bản thân phù hợp với yêu cầu đề bài để góp phần cho bài làm của bạn thêm sinh động, dễ hiểu hơn. Chúc các bạn học tốt và đạt điểm cao khi tham khảo tại Văn mẫu 12 !