Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh

Xuất bản: 14/03/2019 - Cập nhật: 05/08/2019 - Tác giả:

Giới thiệu đôi nét về Hồ Chí Minh, tóm tắt tiểu sử kèm tuyển chọn mở bài giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh hay nhất dành cho các em tham khảo.

Tóm tắt tiểu sử Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung; quê làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu dân gian.

- Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết).

- Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1919 gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Hòa Bình ở Véc- xây ký tên là Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1920 dự Đại hội Tua và là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.

- Từ năm 1923 - 1941: chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan.

- Năm 1941 trở về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. 
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Người được bầu làm chủ tịch nước và dẫn dắt phong trào cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang.

- Sau đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người qua đời ngày 2/9/1969.

=> Cả cuộc đời của Người cống hiến hết cho sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói riêng, của quốc tế cộng sản nói chung. Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn độc lập; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu; Nhật ký trong tù…

>> Cảm nhận rõ hơn về con người, đời sống giản dị thanh cao của Hồ Chí Minh qua bài soạn Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Trong mỗi thể loại văn học từ văn chính luận, truyện kí hay trong thơ ca thì Bác đều tạo được một phong các nghệ thuật riêng của chính mình:

Phân tích quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh

- Trong văn chính luận: lời văn mặc dù ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện rõ tư duy sắc sảo, tập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
  • Tuyên ngôn độc lập (1945).
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946);
  • Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)

- Trong truyện và kí: mang tính hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Pa-ri (1922)
  • Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
  • Con người biết mùi hun khói (1922),
  • Đồng tâm nhất trí (1922),
  • Vi hành (1923)
  • Nhật kí chìm tàu (1931)…

- Trong thơ ca: lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Pắc Bó hùng vĩ
  • Tức cảnh Pắc Bó
  • Đăng sơn
  • Đối nguyệt
  • Nguyên tiêu
  • Thu dạ
  • Báo tiệp
  • Cảnh khuya

Xem thêm: Phân tích phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Mở bài giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

Bài số 1

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Người chỉ xem mình là người bạn thân của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng và tâm hồn chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Văn thơ Hồ Chí Minh đạt đến một trình độ sắc sảo và hùng biện hiếm có.

 Bài số 2

Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Thơ nghệ thuật của Bác còn có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, gữa chất thép và chất tình, giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Tiêu biểu chắc chắn phải kể tới những áng văn: Nhật Kí trong tù (1942-1943), Tuyên ngôn độc lập (1945), Tuyên ngôn độc lập (1945)... đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.

Mở bài cho tác phẩm Tuyên ngôn độc lập hay nhất

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Trên đây là Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và một số mở bài hay cho các em tham khảo, đừng quên xem thêm tuyển chọn văn mẫu 12 hay nhất để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia em nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM