1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Đọc trước đoạn trích, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Trình và vở kịch Mùa hè ở biển.
- Đọc nội dung đoạn giới thiệu để hiểu bối cảnh đoạn trích.
Trả lời:
* Tác giả Xuân Trình:
- Năm sinh: 1936 – 1991
- Quê quán: quê thôn Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
- Ông là nhà viết kịch, nhà lãnh đạo sân khấu tiên phong của sự nghiệp đổi mới.
* Vở kịch Mùa hè ở biển:
- Sáng tác: 1981
- Nội dung: Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Đoạn trích nói về nhân vật Đoàn Xoa – một người tốt, nhưng vì duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe từ thực tiễn đời sống nên đã tự biến mình thành đối tượng châm biếm.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý chỉ dẫn sân khấu để hình dung về nhân vật và bối cảnh.
Trả lời:
Chỉ dẫn sân khấu: Đồng chí Đoàn Xoa về. Đúng như mọi người đã miêu tả. Dù mới đi thăm đồng, con người của đồng chí vẫn toát lên một vẻ trịnh trọng nghiêm túc khiến người ta cảm thấy vì nể hơn là gần gũi. Mọi người đứng cả lên chờ đón.
Câu 2: Hành động “giả vờ” hỏi của ông Đoàn Xoa khi đi thăm đồng đã nhận được câu trả lời như thế nào từ phía bà con?
Trả lời:
Ông đã nhận được câu trả lời không đúng sự thật của bà con.
Câu 3: Tại sao những người thân của ông Đoàn Xoa cũng không dám nói thật với ông ?
Trả lời:
Bởi vì:
- Ông là một người cán bộ tốt nhưng duy ý chí, máy móc, không biết lắng nghe thực tiễn đời sống.
- Sợ ông phát hiện ra sự thật, mọi người đang khoán chui ruộng đất để cày.
Câu 4: Điều cụ Bản “cam đoan” liệu có xảy ra?
Trả lời:
- Điều cụ Bản cam đoan với Bà Xoa là khi anh Thông vác bao đạm về nhà, ông Đoàn Xoa sẽ vui mừng
- Điều cụ Bản cam đoan không xảy ra: Vì khi Thông vác bao đạm về, Ông Xoa đã hỏi “ Cái gì thế này” và khi Thông trả lời là đạm thì ông có vẻ bực bội
Câu 5: Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa?
Trả lời:
Câu nói “Loạn, loạn đến nơi rồi!” đã thể hiện tâm trạng tức giận, bàng hoàng không thể tin nổi về việc người dân đi khoán chui. Ông nghĩ rằng việc làm đấy của người dân là làm cho lợi ích của cá nhân họ, không phải là vì lợi ích của hợp tác, trái ngược với nền xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.
Câu 6: Em hiểu thế nào là “bán chui”?
Trả lời:
Theo em, “Bán chui” được hiểu là bán lén lút, không công khai, bán với mục đích trái pháp luật
Câu 7: Câu nói “Loạn,loạn đến nơi rồi”, thể hiện suy nghĩ, tâm trạng gì của ông Đoàn Xoa ?
Trả lời:
Câu nói đã thể hiện tâm trạng hoảng hốt, không ngờ làng xã thân yêu mà ông từng gắn bó, ngay cả người trong gia đình đều chung tay vào việc khoán chui.
Câu 8: Em hiểu thế nào là “bán chui” ?
Trả lời:
Bán chui là làm ra của cải như lương thực, thực phẩm ( cá, thịt,..) mà không đem về nạp vào mậu dịch tức là nạp cho nhà nước mà lại đem bán và thu tiền cá nhân.
Câu 9: Thái độ, hành động của Quân với ông Xoa có gì khác các nhân vật Cụ Bản và Hướng.
Trả lời:
- Thái độ của Quân có phần gay gắt và thẳng thắn hơn.
- Khi ông Đoàn Xoa hỏi lý lẽ anh sẵn sàng trả lời ngọn ngành từng câu hỏi mà không trốn tránh hay sợ sệt.
Câu 10: Chú ý thái độ mỉa mai của Quân khi gọi ông Xoa là “ông duy vật”.
Thái độ mỉa mai châm biếm với lỗi suy nghĩ lệch lạc, lạc hậu.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Tóm tắt và nêu tình huống của đoạn trích.
Trả lời:
- Tóm tắt: Ông Đoàn Xoa về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau căng thẳng.
- Tình huống của đoạn trích: Ông Đoàn Xoa về thăm làng, ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
A. Ngôn ngữ đối thoại và chỉ dẫn sân khấu
B. Ngôn ngữ độc thoại và chỉ dẫn sân khấu
C. Ngôn ngữ đối thoại và bàng thoại
D. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 3: Đoạn trích thể hiện xung đột giữa những nhân vật nào? Vì sao giữa các nhân vật đó lại nảy sinh xung đột?
Trả lời:
- Đoạn trích thể hiện xung đột giữa:
+ ông Xoa và cụ Bản, bí thư Hướng
+ ông Xoa và thủy thủ đánh cá
+ ông Đoàn Xa và thuyền trưởng đánh cá
- Giữa các nhân vật xảy ra xung đột bởi sự khác biệt về mặt tư tưởng, quan điểm :
+ Cụ Bản: cho rằng cốt yếu vẫn là dân no đủ, ấm no và đó phải là một niềm vui cho tất cả mọi người >< ông Đoàn Xoa: nguyên tắc, giáo điều, chỉ cần làm đúng luật mà không xem xét lại lý luận có phù hợp với thực tiễn hay chưa.
+ Thủy thủ: quan tâm đến lệnh thuyền trưởng, không quan tâm đến hệ thống cán bộ, Đảng ủy,... >< ông Đoàn Xoa mọi việc đều phải được thông qua từ trên xuống dưới.
+ Thuyền trưởng: cho rằng hợp tác xã là trái tự nhiên, kìm hãm sự phát triển của con người >< ông Đoàn Xoa: làm việc tập thể là tốt nhất, hợp tác xã là biện pháp tối ưu giúp ai cũng được phát triển.
Câu 4: Em có đồng tình với ý kiến “Tôi nói ông là người duy tâm, người trái ngược tự nhiên...”, “Nguyên do của cái nghèo, một phần vì còn tồn tại nhiều người nghĩ trái tự nhiên như ông đấy.” Của thuyền trưởng Quân về nhân vật Đoàn Xoa không? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của thuyền trưởng Quân.
- Vì:
+ Thuyền trưởng Quân cho rằng Đoàn Xoa là người duy tâm, người sống trái với quy luật tự nhiên và không nhìn nhận vào thực tế cuộc sống nên có cái nhìn hạn hẹp, đi trái với tự nhiên về vấn đề xã hội.
+ Ông Đoàn Xoa còn có lối tư duy duy ý chí, trái với quy luật tự nhiên, đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của một số bộ phận con người đã vô tình trở thành bước cản lớn làm chậm tiến độ phát triển của xã hội. Đây chính là nguyên do của cái nghèo vẫn còn tồn tại trong thời kì bấy giờ.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Để thể hiện tính cách nhân vật Đoàn Xoa, chỉ cần nêu sự việc ông phát hiện “khoán chui”, không cần thêm chi tiết “bán cá chui” trên bãi biển. Ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
- Em không đồng tình với ý kiến đó.
- Chi tiết phát hiện sự việc khoán chui người đọc mới cảm nhận được những cảm xúc, thái độ ngỡ ngàng, bức xúc của ông. Chi tiết này chưa đủ để cho người đọc hiểu được suy nghĩ cũng như tính cách của nhân vật.
- Chi tiết phát hiện bán cá chui: là xung đột chính thể hiện tính cách của nhân vật Đoàn Xoa qua hai cuộc đối thoại ở đoạn sau. Qua đó, có thể thấy được tầm nhìn hạn hẹp, lỗi thời, trái với quy luật tự nhiên của ông Xoa.
Câu 6: Việc nhân vật Đoàn Xoa trở thành đối tượng bị châm biếm trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Em suy nghĩ về vấn đề đường lối lãnh đạo của các cán bộ.
- Thái độ phê phán của tác giả về những cái cũ, tiêu cực trong sản xuất và quan hệ xã hội ở nông thôn ta hiện nay. Vì tư duy duy lí, trái với quy luật tự nhiên đồng thời do non kém về kiến thức, không nắm bắt khoa học kỹ thuật phát triển của con người (cụ thể là ông Đào Xoa) đã vô tình trở thành bước cản làm chậm tiến độ phát triển của xã hội.