Hướng dẫn trả lời câu hỏi 7 phần SAU KHI ĐỌC thuộc nội dung soạn bài Tây tiến giúp các em chuẩn bị bài soạn tốt hơn trước khi tới lớp.
Câu hỏi
Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là xa lạ với hình ảnh thực tế của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.
(Câu hỏi 7 trang 47 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức)
Trả lời
- Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là xa lạ với hình ảnh thực tế của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp vì: Khác với hình ảnh người lính giản dị, mộc mạc, lam lũ thường thấy trong thơ ca thời kì kháng chiến, ở đây, người lính xuất hiện với vẻ hào hoa, lãng mạn. Ngoài việc khoác lên mình sức mạnh hào hùng bi tráng, thì chất chứa sâu bên trong hình ảnh sắt đá đấy là những trái tim mềm mại, là những tâm hồn lãng mạn dành cho quê nhà nói chung và đặc biệt dáng kiều thơm trong lòng nói riêng.
- Quan điểm của em về vấn đề này: Hình ảnh người lính Tây Tiến không hoàn toàn xa lạ vì nó vẫn thể hiện những phẩm chất chung của người lính Cụ Hồ: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu; tình cảm đồng chí, đồng đội thắm thiết. tinh thần lạc quan, yêu đời.
-/-
Trên đây là nội dung trả lời chi tiết cho câu hỏi 7 trang 47 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức: Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là xa lạ với hình ảnh thực tế của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp các em hoàn thành nội dung bài soạn văn 12 - Tây tiến của Quang Dũng tại nhà dễ dàng hơn.