Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử (Cánh Diều)

Xuất bản: 30/06/2021 - Cập nhật: 13/07/2021 - Tác giả:

Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều với hướng dẫn chi tiết viết bài.

Chủ đề: Soạn văn 6 sách Cánh Diều

Soạn văn 6 Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử sách Cánh Diều

1. Định hướng - Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử sách Cánh Diều

Định hướng - trang 102 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 bộ Cánh Diều.

a) Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay

b) Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, các em cần chú ý:

- Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn, có thể trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một trong số các sự kiện được nhắc đến ở các văn bản đọc hiểu.

- Lập dàn ý cho bài nói trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn.

- Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận

2. Thực hành - Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử sách Cánh Diều

Bài tập Thực hành trang 102 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều:

    Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

Gợi ý:

- Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

- Năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 một ngày, ngày 11 tháng 3, do dân sở tại cúng tế. Ngày 10 tháng Ba từ đó được dùng cho toàn quốc

- Từ năm 2001, ngày giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ nước Việt Nam.

- Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.

- Theo Nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:

  • "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0""năm tròn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5"; Trung ương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
  • "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

- UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào ngày 6 tháng 12 năm 2012.

- Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

~/~

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử trang 102 Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM