Soạn Sinh 11 Bài 13 Kết nối tri thức: Bài tiết và cân bằng nội môi

Xuất bản: 25/01/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 11 bài 13 Cánh diều: Bài tiết và cân bằng nội môi. Hướng dẫn giải SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 13 gồm các câu hỏi.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải bài tập bài 13 Sinh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Soạn Sinh 11 bài 13 Kết nối tri thức với cuộc sống

Mở đầu trang 80: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể?

Trả lời:

Khi các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể thì cơ thể sẽ hấp thụ lại các chất độc hại và chất dư thừa, làm cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu và mắc bệnh.

Dừng lại và suy ngẫm

Câu hỏi 1 trang 82: Kể tên một số chất bài tiết. Các chất đó được cơ quan nào bài tiết?

Trả lời:

Chất bài tiếtCơ quan bài tiết
Mồ hôi (gồm nước, một ít chất vô cơ và urea)Da
Sản phẩm khử các chất độc và bilirubinGan
Khí CO2, hơi nướcPhổi
Nước tiểu (gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như Na+, K+, H+, Ca2+, Cl-, HCO3−,...)Thận

Câu hỏi 2 trang 82: Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn?

Trả lời:

Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn:

1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.

2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu Na+, HCO3-, ... trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.

3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa H+, K+, ... được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.

4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.

Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn tiểu tiện ở con người.

Câu hỏi 1 trang 84: Tại sao lại nói cân bằng nội môi là cân bằng động?

Trả lời:

Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một khoảng giá trị xác định. Do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L

Câu hỏi 2 trang 84: Hệ thống duy trì cân bằng nội môi đảm bảo duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

Trạng thái cân bằng nội môi được duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm 3 thành phần: bộ phân tiếp nhận kích thích, bộ phân điều khiển và bộ phận thực hiện.

- Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.

- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.

- Bộ phận thực hiện, còn gọi bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu, ...

Ví dụ:

Khi nồng độ glucose tăng quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone được gọi là insulin. Nếu các mức này giảm quá thấp, gan sẽ chuyển đổi glycogen trong máu thành glucose một lần nữa, làm tăng mức độ.

Câu hỏi 1 trang 86: Kẻ bảng vào vở và điền biện pháp phòng tránh bệnh vào bảng theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Bệnh thận

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

Biện pháp phòng tránh

1. Suy thận

- Tăng huyết áp (do bệnh đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao, chế độ ăn nhiều NaCl, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận,...).

- Nhiễm trùng hệ tiết niệu.

- Tác dụng phụ của một số thuốc, lạm dụng rượu, bia,...

- Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, cân nặng;…

- Giảm lượng muối hấp thụ;

- Bổ sung đủ nước;

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp với luyện tập thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên;

- Bỏ thuốc lá;

- Hạn chế thức uống chứa cồn;…

2. Sỏi thận

- Uống không đủ nước hằng ngày.

- Nhịn tiểu thường xuyên.

- Ăn thức ăn nhiều muối NaCl, nhiều protein động vật trong thời gian dài; bổ sung vitamin C, calcium không đúng cách.

- Nhiễm trùng hệ tiết niệu, ...

- Tăng lượng chất lỏng, uống nhiều nước;

- Giảm lượng đạm động vật ăn vào;

- Ăn nhạt và hạn chế lượng NaCl;

- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường đặc biệt là đường sucrose và fructose;

- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều oxalat;

- Tránh bổ sung vitamin C liều cao;

- Ăn nhiều trái cây và rau quả;

- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi;…

Câu hỏi 2 trang 84:

Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu nào ở Bảng 13.2 là bình thường, không bình thường? Người có kết quả xét nghiệm này nên làm gì?

Trả lời:

- Bảng 13.2 cho thấy:

+ Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu bình thường: nồng độ protein toàn phần, nồng độ albumin, nồng độ urea, nồng độ bilirubin, nồng độ cholesterol, nồng độ triglyceride, nồng độ calcium, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu.

+ Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu không bình thường: nồng độ glucose, nồng độ uric acid, nồng độ creatinin.

- Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ glucose, uric acid và creatinin của người này cao hơn mức bình thường. Do đó, người có kết quả xét nghiệm này đang có vấn đề về gan, thận. Trong trường hợp này, người này cần:

+ Tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh lí mắc phải.

+ Tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra sau khi xác định được tình trạng bệnh lí.

+ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập thể dục thể thao hợp lí để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Luyện tập và vận dụng trang 86

Câu hỏi 1 trang 86: Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

Câu hỏi 2 trang 86: Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo?

Trả lời:

Những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo vì: Ở những người bị bệnh suy thận nặng, thận của họ bị suy giảm chức năng không thể phục hồi dẫn đến không thể thực hiện được chức năng lọc máu, làm cho các chất độc hại, chất thải tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các hoạt động sống, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, phải ghép thận (thay thế thận khỏe mạnh) hoặc chạy thận nhân tạo (sử dụng máy chạy thận để lọc máu thay cho thận) nhằm giúp đảm bảo việc đào thải các chất độc, chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Câu hỏi 3 trang 86: Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát nước và thải nhiều nước tiểu?

Trả lời:

Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận.

Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại.

Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và - nếu không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các bài học trong phần Soạn Sinh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM