Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Xuất bản: 30/11/2022 - Tác giả:

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài đọc hiểu trang 7-9

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Trả lời các câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và cuối bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài học mà Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) muốn truyền đạt.

1. Chuẩn bị

Trả lời câu hỏi trang 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

- Khi đọc tục ngữ, các em cần chú ý:

+ Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng), từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung của câu tục ngữ.

+ Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng chữ, vấn, nhịp, biện pháp tu tử,...) của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

2. Câu hỏi đọc hiểu

Với việc trả lời các câu hỏi trong bài, các em sẽ nắm được những ý chính, cũng như nghệ thuật được sử dụng trong Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh Diều

Câu 1 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều.

Chú ý hình thức các câu tục ngữ.

Trả lời

- Hình thức các câu tục ngữ: ngắn gọn, mỗi câu đều có số lượng từ không nhiều, thường có 2 vế trở lên.

Câu 2 trang 8 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều.

Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.

Trả lời

Sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản:

- Câu tục ngữ về thiên nhiên: 1, 2

- Câu tục ngữ về lao động sản xuất: 3, 4, 5

- Câu tục ngữ về con người: 6, 7, 8

- Câu tục ngữ về xã hội: 9, 10

3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) sách Cánh Diều

Với những gợi ý chi tiết hướng trả lời câu hỏi cuối bài trang 9 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em có nhiều cách tiếp cận để hiểu bài hơn.

Câu 1. Nhận xét về số lượng tiếng, vần, nhịp,... của các câu tục ngữ trong văn bản.

Trả lời

Gợi ý 1:

Các câu tục ngữ trong bài có đặc điểm:

- Ngắn gọn, chỉ từ 1 đến 2 dòng.

- Thường sử dụng vần lưng (câu 1,2), vần cách (câu 3,4,5,6,7,8,9,10)

- Ngắt nhịp: linh hoạt (4/4, 5/5, 2/2/2/2, 2/2, 2/2/4, 3/4, 2/2/2, 6/8)

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

Gợi ý 2:

Nhận xét câu tục ngữ trong văn bản:

+ Số tiếng: không nhiều, dưới 15 chữ 1 cặp câu tục ngữ

+ Vần, nhịp: các vế đối xứng, hiệp vần với nhau

+ Lời lẽ cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh

Câu 2. Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.

Trả lời

Gợi ý 1:

- Một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên:

+ Biện pháp đối lập trong câu 1: nắng- mưa, mau- vắng.

⇒ tác dụng của biện pháp đối lập: tạo sự hài hòa về âm thanh, so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhấn mạnh những kinh nghiệm của người dân trong việc quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết.

Gợi ý 2:

CâuBiện pháp tu từTác dụng
1Phép đốigiúp dễ nhớ đối với kinh nghiệm quan sát về nắng, mưa thông qua hiện tượng thiên nhiên.
2Phép đốinhấn mạnh cơn mưa của tháng Ba và tháng Tư có ảnh hưởng lớn tới nông vụ.
3Liệt kênhằm nhấn mạnh bốn yếu tố quan trọng theo trình tự trong việc trồng lúa nước để có mùa vụ bội thu, đạt năng suất cao.
4So sánhnhằm đề cao giá trị của đất (quý như vàng), khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng đất.
5Phép đốilàm rõ sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.
6So sánh, nói quánhấn mạnh việc giữ gìn hình thức bên ngoài sẽ góp phần thể hiện một phần tính cách con người.
7So sánhnhấn mạnh tầm quan trọng của tính mạng con người, đồng thời, khuyên nhủ mọi người hãy biết quý trọng mạng sống.
8So sánhkhuyên răn mọi người phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình.
9Ẩn dụdùng hình ảnh thiên nhiên để khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sâu sắc và sinh động.
10Liệt kê, điệp từnhằm khuyên bảo mọi người phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.

Câu 3.

Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Trả lời

Gợi ý 1:

- Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm:

+ Trời nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng mà trời ít sao thì sẽ có mưa.

+ Thời tiết tháng Ba mưa nhiều thì cây cối phát triển sinh sôi còn mưa vào tháng Tư nhiều thì hư hại đất cát mùa màng; vai trò giá trị to lớn của đất cát.

+ Nghề chăn nuôi lợn sẽ nhàn hạ còn chăn nuôi tắm vất vả

+ Trong sản xuất nông nghiệp, quan trọng nhất là nước tưới, tiếp đến là phân bón và cần cù chịu khó cuối cùng là giống cây.

- Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất lớn đối với người lao động, giúp cho người lao động những kinh nghiệm trong sản xuất, quan sát hiện tượng tự nhiên có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc; cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này; giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Gợi ý 2:

- Giải thích ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động

+ Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa.

+ Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: Thưởng thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích, nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

+ Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết, gồm bốn yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được
năng suất cao.

+ Câu 4: Khẳng định một chân lí: Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, không được phá hoại, lãng phí đất đai.

+ Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh cho mọi người thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.

– Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.

Câu 4. Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Trả lời

Gợi ý 1:

- Các câu tục ngữ về con người, xã hội đề cao giá trị con người và khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp
đỡ, đùm bọc lẫn nhau; đồng thời, khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong mọi công việc thì ắt sẽ thành công.

Gợi ý 2:

- Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người: đề cao con người hơn giá trị vật chất; răng tóc đều là bộ bận của cong người nên chúng ta cần phải giữ gìn. Đề cao sự đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, phải thương yêu mọi người như yêu chính bản thân mình. Và mỗi con người cần phải rèn luyện tu dưỡng bản thân từng chút một.

Câu 5. Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?

Gợi ý 1:

- Trong những câu tục ngữ em thích nhất câu Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa", bởi vì khi quan sát lên bầu trời đêm em sẽ dự đoán được thời tiết hôm sau để có thể chuẩn bị cho bản thân vật dụng cần thiết phù hợp với cồng việc của mình.

Gợi ý 2:

- Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu “Thương người như thể thương thân” nhất vì nó khuyên nhủ chúng ta thương yêu người khác như chính bản thân mình; giáo dục con người biết yêu thương, vị tha để sống tốt đẹp hơn, chan hòa với mọi người xung quanh.

Câu 6. Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày này.

Trả lời

Gợi ý 1:

- Theo em, các câu tục ngữ trên vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay, tuy không hoàn toàn chính xác nhưng vẫn đúng.

- Một vài câu tục ngữ còn hữu ích với cuộc sống:

1. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

2. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen

3. Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu

4. Năm trước được cau, năm sau được lúa

5. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Gợi ý 2:

- Theo em, các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay vì đây đều là các kinh nghiệm được người xưa và nay đúc kết dựa trên cơ sở thực tiễn, một số đã được khoa học chứng minh là đúng đắn và phù hợp.

- Sưu tầm một số câu tục ngữ khác:

  • Chớp đằng tây mưa dây bão giật
  • Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
  • Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
  • Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
  • Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

-/-

Đọc tài liệu đã cùng các em trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1). Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM