Soạn bài Quê hương Chân trời sáng tạo lớp 9 ngắn nhất

Xuất bản: 27/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Quê hương Chân trời sáng tạo lớp 9 ngắn nhất trang 12 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ hơn.

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

Trả lời:

- Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em: cây đa, giếng nước, sân đình, những cánh đồng lúa chín, con đường phủ đầy rơm rạ vào ngày mùa; thuyền cá về bến, chợ cá nhộn nhịp,…

→ Tất cả những hình ảnh này em luôn nhớ đến, nhất là những khi đi phải xa quê hương.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.  

- Đó là một buổi trời trong mát, có gió nhẹ; dân trai tráng trong làng bơi thuyền đi đánh cá với khi thế mạnh mẽ, hào hứng,…

2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?  

- Khổ thơ cuối nói về nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh xa cách. Khi xa quê, nhân vật “tôi” nhớ về những hình ảnh thân thuộc của quê hương: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, vị mặn của biển.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ “Quê hương” khắc họa vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển. Qua đó thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả Tế Hanh.

Câu 1: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

Trả lời:

- Hình ảnh dân chài:

+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá;

+ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

+ Thân hình: nồng thở vị xa xăm

- Cuộc sống làng chài:

+ ồn ào

+ tấp nập

+ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

Câu 2: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

  Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

  Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

+ So sánh (cánh buồm – mảnh hồn làng), nhân hóa (rướn thân trắng, thâu góp gió)

→ Hình ảnh cánh buồm căng gió giúp ta hình dung rõ hơn về điều tưởng vô hình là cái hồn, cái chất riêng của làng chài và những con người nơi đây. Gợi vẻ đẹp của người dân làng chài với tình yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, gắn bó sâu nặng với quê hương.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

+ Miêu tả hình ảnh người lao động vừa chân thực bình bị (làn da ngăm rám nắng), vừa đậm chất lãng mạn (cả thân hình nồng thở vị xa xăm).

+ Nhân hóa (chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe chất muối)

→ Con thuyền hiện lên sống động.

Câu 3: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

– Gieo vần chân: sông-hồng; cá-mã; giang-làng,…

– Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3

=> Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ.

Câu 4: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Các yếu tố miêu tả:

+ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

+ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

+ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

- Các yếu tố biểu cảm:

+ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

+ Tôi thấy nhớ cái  mùi nồng mặn quá!

- Việc đan xen yếu tố biểu cảm và miêu tả làm cho hình ảnh con thuyền, cảnh ra khơi đánh bắt cá,... thêm sinh động, rõ ràng, chi tiết. Giúp người đọc hình dung ra một chuyến ra khơi đánh bắt cá từ đó người đọc cũng cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài.

Câu 5: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài thơ:

+ 2 câu đầu: Niềm tự hào và hân hoan khi giới thiệu về làng quê của mình.

+ 6 câu tiếp: Tình yêu lao động tươi sáng, náo nhiệt của dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

+ 8 câu tiếp: Tình yêu lao động được thể hiện qua cảnh thuyền cá về bến.

+ 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Câu 6: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)

Trả lời:

- Bố cục của bài thơ: Gồm 4 phần:

+ Phần 1: 2 câu thơ đầu: Giới thiệu chung về làng chài.

+ Phần 2: 6 câu tiếp: Cảnh đi thuyền ra khơi.

+ Phần 3: 8 câu tiếp:” Cảnh đi thuyền chở về bến.

+ Phần 4: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình.

- Cách triển khai mạch cảm xúc rất tự nhiên, chân thực: Từ niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài → nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa cách quê hương, ... Bất chấp khoảng cách thời gian, không gian, nhà thơ vẫn nâng niu, gìn giữ trong kí ức từng hình ảnh, màu sắc, hương vị mang vẻ đẹp riêng của quê nhà...

Câu 7: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: Tình yêu quê hương trong xa cách.

- Căn cứ xác định chủ đề: Dựa vào nội dung bài thơ; các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: Làng tôi ở, dân chài, con thuyền, cánh buồm, nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,…

Câu 8: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

Trả lời:

- Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là:

+ Thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo, sinh động.

+ Hình ảnh con người khỏe khoắn, cường tráng, yêu lao động, bình dị.

+ Cuộc sống quê hương nơi làng chài vừa giản dị, bình yên vừa sôi động, tràn trề sức sống.

+ Tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM