Soạn bài Ôn tập kiến thức trang 143 Kết nối tri thức

Xuất bản: 09/09/2024 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tập kiến thức trang 143 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Câu hỏi 1: Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở và ghi các thông tin cơ bản.

Trả lời:

Văn bảnTác giảLoại, thể loạiNội dungĐặc điểm hình thức
Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữTruyện truyền kìKhắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Bày tỏ nỗi lòng cảm thông với số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.Sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng các yếu tố truyền kỳ tạo nên một tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Dế chọiBồ Tùng LinhTruyện truyền kìCâu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc. Chỉ một câu chuyện dâng dế chọi lên vua mà phản ánh được cả bộ mặt của giai cấp thống trị tàn bạo, ăn chơi sa đoạ và những thảm cảnh mà nhân dân lao động phải chịu đựng. Một con dế chọi có thể mang đến thảm kịch cho một gia đình, một tỉnh nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý đến cho cả một tỉnh, một dòng họ.Cốt truyện li kì kèm những yếu tố đầy chất quái dị, kết cấu chặt chẽ xoay quanh câu chuyện.
Buổi tiễn đưaĐặng Trần Côn, Đoàn Thị ĐiểmSong thất lục bátThể hiện những tình cảm đầy lưu luyến của người chinh phu và người chinh phụ lúc chia tay.Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng được sử dụng rất thành công.
Tiếng đàn mưaBích KhêSong thất lục bátMỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc sống.Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
Kim - Kiều gặp gỡNguyễn DuLục bátKhắc họa khung cảnh khi lần đầu Kim Trọng và Thúy Kiều gặp gỡ, đôi lứa xứng đôi, trai tài gái sắc, từ đó mà tình yêu đã nảy nở.

Sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân.

Diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình" đầy đặc sắc.

Thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục.

Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt NgaNguyễn Đình ChiểuTruyện thơ NômNgợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu đầy nghĩa khí, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa tráo trở.Xây dựng nhân vật theo phương thức 3: qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc hoạ ngoại hình và ít đi sâu vào nội tâm. Tác giả chỉ kể về nhân vật để nhân vật tự bộc lộ tính cách. Ngôn ngữ thơ mộc mạc bình dị.
Chuyện người con gái Nam Xương - một bi kịch của con ngườiNguyễn Đặng NaVăn bản nghị luậnPhân tích số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.
Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhiTrần Văn ToànVăn bản nghị luậnPhân tích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh từ đó đưa phẩm chất cần có trong một tác phẩm viết cho thiếu nhi.Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ nghị luận đặc sắc, có tính liên kết cao.
Rô-mê-ô và Giu-li-étSếch-xpiaBi kịchThể hiện tình yêu trong sáng chân thành và thủy chung, vượt lên khỏi hận thù để đến với tự do hạnh phúc.Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm. Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.
Lơ XítCoóc-nâyBi kịchThể hiện sự đấu tranh giữa tình yêu và danh dự của bản thân.Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.

Câu hỏi 2: 

Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ.

Trả lời:

Sự khác biệt giữa truyện truyền kì và truyện thơ Nôm xét trên một số tiêu chí:

- Chữ viết được sử dụng: Truyện truyền kì trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán; đến đầu thế kỉ XX, truyện truyển kì được các nhà văn Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữ. Còn truyện thơ Nôm được sáng tác bằng chữ Nôm.

- Các loại nhân vật được miêu tả: Nhân vật của truyện truyền kì gồm ba nhóm: thần tiên, người trần, yêu quái. Nhân vật trong truyện thơ Nôm là con người, chủ yếu là “trai tài, gái sắc", nhưng phần lớn gặp trắc trở trong đời sống.

- Đặc điểm ngôn ngữ: Ngôn ngữ truyện truyền kì là ngôn ngữ văn xuôi, truyện truyền kì dùng nhiều điển tích, điển cố. Ngôn ngữ truyện thơ Nôm là ngôn ngữ thơ (chủ yếu là lục bát); gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng cũng giàu tính ước lệ; dùng nhiều điển tích, điển cố.

Câu hỏi 3: Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao?

Trả lời:

- Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội trong truyện truyền kì và truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm.

- Bối cảnh lịch sử và xã hội là bức tranh nền bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Nhờ có sự hiểu biết về bối cảnh này, người đọc có thể hình dung rõ nét hơn về thời đại mà tác phẩm được sáng tác, từ đó cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

- Lấy ví dụ về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ nét qua chi tiết Vũ Nương bị nghi oan, không có cơ hội để minh oan cho bản thân và buộc phải tự vẫn. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng cảm thông cho số phận bi thảm của Vũ Nương và đồng thời lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công.

Hay trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, bối cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, thối nát đã góp phần tạo nên bi kịch cuộc đời của Thúy Kiều. Nàng bị vùi dập, chà đạp bởi xã hội, buộc phải bán mình chuộc cha và trải qua muôn vàn cay đắng. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng thêm thấu hiểu cho số phận oan nghiệt của Thúy Kiều, đồng thời căm phẫn xã hội phong kiến bất nhân.

=> Như vậy, việc nắm bắt không khí lịch sử, bối cảnh xã hội là một bước quan trọng để đọc hiểu tác phẩm một cách hiệu quả. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, đồng thời có thể cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

Câu hỏi 4: Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học.

Trả lời:

Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt:

- Nhận biết điển tích điển cố: Một điển tích, điển cố xuất hiện trong văn bản chỉ là từ ngữ. Nhưng đằng sau từ ngữ là một câu chuyện hay sự việc, câu kinh, câu thơ nào đó.

- Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt: Các yếu tố Hán Việt đồng ấm và gần âm. Cách phân biệt: Dựa vào suy luận và tra cứu từ điển.

- Biện pháp tu từ chơi chữ, dùng từ đồng nghĩa, gần âm hoặc cùng trường nghĩa.

- Biện pháp tu từ điệp thanh và điệp vần :

+ Điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu

+ Điệp vần trong thơ có thể xuất hiện ở vị trí các âm tiết gieo vần: âm tiết cuối cùng của câu thơ (vần chân) hoặc âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ (vần lưng), tạo tính liên kết, tính nhạc cho câu thơ. Ở một số bài thơ, việc gieo vần tạo được ấn tượng hoặc cảm xúc đặc biệt, có hiệu quả tu từ rõ nét, đó chính là điệp vần.

- Chữ Nôm: Chữ Nôm là hệ thống chữ viết căn bản theo nguyên tắc ghi âm (ghi âm tiết).

- Chữ quốc ngữ: Chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt; giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự tương ứng.

- Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất.

- Dẫn trực tiếp và gián tiếp: Dẫn trực tiếp sử dụng ngoặc kép, còn dẫn gián tiếp thì không.

- Sử dụng tư liệu tham khảo và trích dẫn: · Khi viết, ta thường tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn.

- Câu rút gọn: Câu rút gọn là câu có thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược.

- Câu đặc biệt: Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ. Trong những ngữ cảnh cụ thể, câu đặc biệt được sử dụng để nêu bật thông tin hoặc nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt.

Câu hỏi 5: Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học.

Trả lời:

- Khác nhau trong việc dùng lí lẽ: Lí lẽ trong bài nghị luận xã hội là kiến giải của người viết về các vấn đề, sự việc, hiện tượng đời sống. Lí lẽ trong bài nghị luận văn học là kiến giải của người viết về các vấn đề trong lĩnh vực văn học: tác phẩm văn học thuộc các thể loại, phong cách của tác giả, trào lưu văn học.

- Khác nhau trong việc dùng bằng chứng: Bằng chứng dùng trong bài nghị luận xã hội là con người, sự việc xảy ra trong đời sống, mang tính xác thực, có thể kiểm chứng. Bằng chứng trong bài nghị luận văn học là các sự kiện, nhân vật, câu thơ, câu văn, ... trong tác phẩm văn học và ý kiến của các nhà nghiên cứu về tác phẩm.

Câu hỏi 6: Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề (lấy ví dụ từ các bài nói và nge đã thực hiện để minh hoạ).

Trả lời:

- Giống: Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề.

- Khác nhau:

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề: Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình.

+ Thảo luận về một vấn đề: Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM