Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Xuất bản: 07/11/2019

Tổng hợp lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp bao gồm các kiến thức cơ bản cùng các dạng bài tập cơ bản và cách giải.

Hệ thống kiến thức lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. Ngoài ra Đọc Tài Liệu còn sưu tầm và tổng hợp các dạng toán thường gặp cùng hướng dẫn chi tiết cách làm, qua đó giúp các em nắm được kiến thức từ khái quát đến chi tiết để học tốt phần kiến thức này.

Cùng tham khảo nhé!

Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

I. Lý thuyết Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp

Ngoài các phương pháp đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm nhiều hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử , ta còn sử dụng các cách sau:

1. Tách một hạng tử thành nhiều hạng tử

Ví dụ: \({x^2} + 3x + 2 = {x^2} + x + 2x + 2 = x\left( {x + 1} \right) + 2\left( {x + 1} \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\)

Một cách tổng quát: Để phân tích tam thức bậc hai  \(a{x^2} + bx + c\) thành nhân tử

Ta tách hạng tử  \(bx\) thành \({b_1}x + {b_2}x\)  sao cho , tức là \({b_1}{b_2} = ac.\)

Trong khi làm bài ta thực hiện các bước như sau:

- Bước 1 : Tìm tích \(a.c\)

-Bước 2 : Phân tích tích \(a.c\) ra tích của hai thừa số nguyên tố bằng mọi cách.

-Bước 3: Chọn hai thừa số mà tổng bằng \(b\)

2. Thêm bớt cùng một hạng tử

- Thêm bớt cùng một hạng tử để xuất hiện hiệu hai bình phương.

Ví dụ:

\({x^4} + 4 = {\left( {{x^2}} \right)^2} + 4{x^2} + 4 - 4{x^2} \)

\(= {\left( {{x^2} + 2} \right)^2} - {\left( {2x} \right)^2}\)\( = \left( {{x^2} + 2x + 2} \right)\left( {{x^2} - 2x + 2} \right)\)

- Thêm bớt cùng một hạng tử để xuất hiện nhân tử chung.

Ví dụ:

\({x^5} + {x^4} + 1 =\left( {{x^5} + {x^4} + {x^3}} \right)-\left( {{x^3}-1} \right) = {x^3}\left( {{x^2} + x + 1} \right)-\left( {x-1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)\)

\(= \left( {{x^2} + x + 1} \right)\left( {{x^3}-x + 1} \right)\)

3. Đặt ẩn phụ

Ví dụ: \(\left( {{x^2} + 2x} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) + 3\)

Đặt \({x^2} + 2x = t\) , đa thức trên trở thành:

\(t\left( {t + 4} \right) + 3 = {t^2} + 4t + 3 = {t^2} + t + 3t + 3 = t\left( {t + 1} \right) + 3\left( {t + 1} \right) = \left( {t + 1} \right)\left( {t + 3} \right)\)

Thay \(t = {x^2} + 2x\) , ta được:  \( \left( {{x^2} + 2x} \right)\left( {{x^2} + 2x + 4} \right) + 3 = \left( {{x^2} + 2x + 1} \right)\left( {{x^2} + 2x + 3} \right).\)

4. Phối hợp nhiều phương pháp

Để phân tích một đa thức thành nhân tử ta có thể kết hợp nhiều phương pháp trên với nhau.

Ví dụ:

\( {x^2} - 2yz - {y^2} - {z^2} \)\(= {x^2} - \left( {{y^2} + 2yz + {z^2}} \right) \)\(={x^2} - {\left( {y + z} \right)^2} \)\(= \left( {x + y + z} \right)\left( {x - y - z} \right)\)

Ở ví dụ trên ta đã kết hợp phương pháp nhóm hạng tử và hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử.

II. Các dạng bài thường gặp

Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử

Phương pháp:

Sử dụng các phương pháp đã học để phân tích đa thức thành nhân tử.

Dạng 2: Tìm \(x\) .

Phương pháp:

Sử dụng các phương pháp đã học để phân tích đa thức thành nhân tử.

Từ đó biến đổi về dạng tìm \(x\) thường gặp.

Chẳng hạn \(A.B = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A = 0\\B = 0\end{array} \right.\)

Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

Biến đổi biểu thức để có thể sử dụng được điều kiện của đề bài.

Từ đó tính giá trị của biểu thức.

-----------------------------------

Hy vọng với hệ thống kiến thức lý thuyết  Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp trên đây, các em sẽ có thêm một tài liệu học tập hữu ích để học tốt hơn môn Toán 8. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM