Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Vật lý Bài 18: Áp suất trong chất khí thuộc Chủ đề 3: Khối lượng riêng, áp suất và moment lực.
Giải Vật lý 8 CTST Bài 18
Mở đầu trang 89: Một học sinh lật ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước, nước trong cốc vẫn không đổ ra ngoài. Hiện tượng này được lí giải như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Vì áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc tác dụng từ trên xuống nên nước không chảy ra ngoài.
Thảo luận 1 trang 89:
a. Khi hút không khí ra khỏi hộp sữa rỗng, áp suất không khí bên trong hộp thay đổi như thế nào?
b. Vì sao vỏ hộp bị bẹp?
Lời giải chi tiết:
a. Khi hút không khí ra khỏi hộp sữa rỗng, áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài hộp.
b. Vỏ hộp bị bẹp do chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.
Thảo luận 2 trang 89: Nêu một số hiện tượng khác chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
Lời giải chi tiết:
- Gói bánh mì đang phồng to, khi bóc ra bị xẹp.
- Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc khó có thể chảy ra được.
Thảo luận 3 trang 89: Thực hiện thí nghiệm (Hình 18.1) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Nếu không có sự tồn tại của áp suất khí quyển thì hiện tượng trên có xảy ra không?
b. Có thể kết luận gì về phương tác dụng của áp suất khí quyển?
Lời giải chi tiết:
a. Nếu không có sự tồn tại của áp suất khí quyển thì hiện tượng trên không xảy ra.
b. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.
Luyện tập 1 trang 90: Để bảo vệ màn hình điện thoại di động, người ta dùng một tấm nhựa mỏng và trong suốt áp lên màn hình. Nêu một lí do khiến tấm nhựa dính chặt vào kính màn hình mà không cần keo dán.
Lời giải chi tiết:
Tấm nhựa dính chặt vào kính màn hình mà không cần keo dán là do áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài lớn hơn áp suất của lớp không khí ở giữa màn hình và bề mặt điện thoại.
Vận dụng 1 trang 90: Giải thích vì sao trong quá trình máy bay cất cánh hay hạ cánh, ta thường nghe tiếng động trong tai.
Lời giải chi tiết:
Khi máy bay cất cánh (hạ cánh), áp suất khí quyển bên ngoài giảm (tăng), sự chênh lệch áp suất này khiến màng nhĩ bị phồng ra (xẹp vào). Khi vòi nhĩ mở, không khí bên ngoài đi vào vòi nhĩ khiến áp suất cân bằng trở lại. Sự thay đổi áp suất đột ngột này khiến màng nhĩ trở về trạng thái ban đầu tạo nên “tiếng động” trong tai.
Thảo luận 4 trang 91: Nêu một số ứng dụng của giác mút trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
Giác mút trong cuộc sống được ứng dụng trong nhiều trường hợp như: làm móc treo vật; trong thiết bị máy móc, trong ngành công nghiệp tự động hóa (giữ chắc vật để nâng vật lên, hạ xuống hay di chuyển đến vị trí cần thiết),…
Vận dụng 2 trang 91: Ở vùng áp suất khí quyển cao hay thấp thì giác mút bám chặt vào tường hơn?
Lời giải chi tiết:
Ở vùng áp suất khí quyển cao thì giác mút bám chặt vào tường hơn vì khi đó áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất của lớp không khí bên trong giác mút với bề mặt vật.
Thảo luận 5 trang 91: Nêu các tiện ích của bình xịt.
Lời giải chi tiết:
Bình xịt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống trong các ngành như:
+ mỹ phẩm: xịt khoáng, nước hoa, dầu gội,…
+ y tế: thuốc xịt họng, xịt mũi, ….
+ nông nghiệp: trong hệ thống tưới nước, phun thuốc trừ sâu, …
Luyện tập 2 trang 91: Tàu đệm khí có ưu điểm gì so với các tàu thủy thông thường?
Lời giải chi tiết:
Tàu đệm khí có ưu điểm hơn so với các tàu thủy thông thường là nó vừa chạy trên nước, vừa chạy được trên cạn. Khi chạy trên mặt đất, giữa tàu và mặt đất cũng hình thành một đệm không khí để nâng tàu lên. Do lớp đệm này dày tới mấy mét, tàu có thể chạy một cách bình yên trên các con đường gồ ghề, bùn lầy, trên thảo nguyên, sa mạc, đầm lầy hoặc trên mặt biển đóng băng mà không gặp trở ngại gì.
-/-
Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Hóa học và Sinh học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!