Chủ đề: [Giải toán 6 sách Cánh diều tập 2] - bài 5: Phép cộng và phép trừ phân số thuộc Chương 5: Số thập phân
Giải Toán 6 Cánh diều chương 5 bài 5 chi tiết
Dưới đây Đọc tài liệu xin gợi ý nội dung giải bài tập SGK Toán lớp 6 Tập 2 Cánh diều theo chuẩn chương trình mới của Bộ GD&ĐT:
1. Kiến thức cần ghi nhớ
Một số đặc điểm cơ bản về lý thuyết cần ghi nhớ:
1. Số thập phân
- Phân số thập phân là phân số có mẫu là lũy thừa của 10 với tử số nguyên
- Phân số thập phân có thể viết được dưới dạng số thập phân
- Số thập phân gồm 2 phần:
+ Phần số nguyên được viết bên trái dấu phẩy;
+ Phần thập phân được viết bên phải dấu phẩy
- Số đối của một số thập phân: Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.
2. So sánh các số thập phân
a) So sánh 2 số thập phân
Cũng như số nguyên, trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia
- Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết \(a< b\) hay \(b>a\)
- Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương
- Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm
b) Cách so sánh 2 số thập phân
- So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
- So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữu số đó lớn hơn
- So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu \(a< b\) thì \(-a > -b\)
2. Trả lời câu hỏi trong bài (Giải Toán 6 Cánh diều chương 5 bài 3 trang 45 - 47)
Luyện tập 1 trang 45 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}; \dfrac{{ - 5}}{8}; 3\dfrac{2}{{25}}.\)
Trả lời
\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}} = - 0,009\)
\(\dfrac{{ - 5}}{8} = \dfrac{{ - 5.125}}{{8.125}} = \dfrac{{ - 625}}{{1000}} = - 0,625\)
\(3\dfrac{2}{{25}} = 3\dfrac{8}{{100}} = 3,08\)
Luyện tập 2 trang 45 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:
- 0,125; - 0,012; - 4,005.
Trả lời
\( - 0,125 = \dfrac{{ - 125}}{{1000}} = \dfrac{{ - 125:125}}{{1000:125}} = \dfrac{{ - 1}}{8}\)
\( - 0,012 = \dfrac{{ - 12}}{{1000}} = \dfrac{{ - 12:4}}{{1000:4}} = \dfrac{{ - 3}}{{250}}\)
\( - 4,005 = \dfrac{{ - 4005}}{{1000}} = \dfrac{{ - 4005:5}}{{1000:5}} = \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)
Luyện tập 3 trang 47 Toán 6 Cánh Diều tập 2: Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: - 120,341; 36,095; 36,1; - 120,34.
Trả lời
Ta có: Các số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương.
36,100 > 36,095 nên 36,1 > 36,095.
- 120,340 > - 120,341 nên - 120,34 > - 120,341
=> 36,100 > 36,095 > - 120,34 > - 120,341.
3. Bài tập về nhà: (Giải Toán 6 Cánh diều chương 5 bài 3 trang 47)
Tổng hợp các bài tập cần giải sau đây:
Bài 1 trang 47 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân: -7/20; -12/25; -16/500; 5 4/25
Bài 2 trang 47 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản: -0,225; -0,033.
Bài 3 trang 47 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: a) 7,012; 7,102; 7,01; b) 73,059; -49,037; -49,307.
Bài 4 trang 47 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: a) 9,099; 9,009; 9,090; 9,990; b) -6,27; -6,207; -6,027; -6,277.
Bài 5 trang 47 SGK Toán 6 tập 2 Cánh Diều: Trong một cuộc thi chạy 200 m, có ba vận động viên đạt thành tích cao nhất là:...
-/-
Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã giúp các em tổng hợp kiến thức và hướng dẫn giải các bài tập trong phần Giải Toán 6 Cánh diều chương 5 bài 5. Chúc các em học tốt.