Bài 8 trang 101 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.
Giải bài 8 trang 101 SGK Hóa 8
Đề bài
Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành cần 20 lọ khí oxi, mỗi lọ có dung tích 100ml.
a). Tính khối lượng kali pemangarat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn và bị hao hụt 10%.
b). Nếu dùng kali clorat có thêm lượng nhỏ MnO2 thì lượng kali clorat cần dùng là bao
nhiêu ? Viết phương trình hóa học và chỉ rõ điều kiện phản ứng.
Cách giải
Đổi 100 ml = 0,1 (lít)
Thế tích 20 lọ khí oxi là: V = 0,1. 20 = ?
Vì bị hao hụt 10% => thể tích khí oxi cần dùng là = ?
=> số mol O2 = ?
a) Viết PTHH, tính số mol KMnO4 theo số mol của O2
2KMnO4 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
b) Viết PTHH, tính số mol KClO3 theo số mol của O2
KClO3 \(\overset{MnO_{2}}{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2
Đáp án
Bài làm cách 1
a) Thể tích oxi cần dùng là : \(V= \dfrac{0,1.20.100}{90}=2,22\) (lít).
(Vì khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn và bị hao hụt 10%.)
Số mol khí oxi là : \(n=\dfrac{2,22}{22,4}\) = 0,099 (mol).
- Phương trình phản ứng :
2KMnO4 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
2mol 1mol
n mol 0,099 mol
=> n = \(\dfrac{2.0,099}{1}\) = 0,198 (mol).
Khối lượng Kali pemagarat cần dùng là :
m = 0,198. (39 + 55 + 64) = 31,3 (g).
b) Phương trình hóa học.
2 KClO3 \(\overset{MnO_{2}}{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2
2.122,5 gam 3.22,4 lít
m gam 2,22 lít
=> Khối lượng kali clorat cần dùng là :
\(m = \dfrac{2.122,5.2,22}{3.22,4}=8,09\) (gam).
Bài làm cách 2
a) Thể tích khí oxi cần dùng là:
\(V_{O_2}=\frac{V_{1\ lọ}.20}{100\%-10\%}\times 100\%=\frac{0,1.20}{90\%}\times 100\%=2,22(lít)\)
\(=>n_{O_2}=\frac{V}{22,4} = \frac{2,22}{22,4}=0,099( mol). \)
Phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân \(KMnO_4\):
\(2KMnO_4 \xrightarrow{t{}^\circ } O_2\uparrow + K_2MnO_4 + MnO_2(1) \)
Theo phương trình hóa học (1) ta có:
\(n_{KMnO_4}=2n_{O_2} = 2. 0,099=0,198 (mol) \)
=> Khối lượng kali pemanganat cần dùng là:
\(m_{KMnO_4}=n\times M = 0,198\times (39+55+64) = 31,3g \)
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân \(KClO_3\):
\(2KClO_3 \xrightarrow{MnO_2 } 2KCl + 3O_2\uparrow(2) \)
Theo phương trình hóa học (2):
\(n_{KClO_3} =\frac{2}{3}n_{O_2}=\frac{2}{3} \times 0,099=0,066( mol) \)
\(m_{KClO_3} = n\times M=0,066\times 122,5 = 8,085g.\)
- Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia các phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
- Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của con người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Nguyên liệu thường được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
- Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.
- Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ.
- Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác(cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
»» Bài trước:: Bài 7 trang 101 SGK Hóa 8
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 8 trang 100 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.